Nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với người khuyết tật
Tọa đàm “Không để ai bỏ lại phía sau” | |
Lợi dụng người khuyết tật để trục lợi bị phạt đến 15 triệu đồng | |
Công chiếu và trao giải phim ngắn về quyền của người khuyết tật |
Ngày 23/4, UNDP và Viện iSEE đã tổ chức công bố kết quả nghiên cứu "Xóa bỏ kỳ thị" và công chiếu bộ phim tài liệu "Tới". Theo đó, năm 2017, UNDP và Viện iSEE đã cùng phối hợp triển khai nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị” tập trung vào quan điểm và đánh giá của người khuyết tật về kỳ thị khi tham gia các quan hệ kinh tế và xã hội. Qua nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị”, những vấn đề của người khuyết tật được soi chiếu qua lăng kính của người trong cuộc. Theo nghiên cứu, 43% số người khuyết tật được hỏi có cảm nhận bị kỳ thị, với tỷ lệ bị kỳ thị cao tập trung ở các nhóm người trẻ tuổi, nam giới, khiếm thị và đa khuyết tật.
Chị Thùy Chi, có khuyết tật vận động đến từ Lào Cai chia sẻ: “Đừng gọi chúng em là người khuyết tật nữa, hay coi chúng em như những người bình thường với những sự khác biệt”. |
Có 44% người trả lời được xác định là có tự kỳ thị trong một năm qua. Thông qua việc phân tích quan hệ giữa tự kỳ thị và các mặt khác nhau của đời sống - sức khỏe, việc làm, mức độ tham gia xã hội, nghiên cứu kết luận tự kỳ thị là hệ quả của định kiến, phân biệt đối xử của xã hội đối với người khuyết tật và việc người khuyết tật nội tâm hóa những định kiến và phân biệt đối xử đó.Cũng theo nghiên cứu, 46% người được hỏi tự cho rằng người khuyết tật không nên yêu và lập gia đình.
Phát biểu tại buổi Công bố kết quả Nghiên cứu “Xóa bỏ kỳ thị” và công chiếu bộ phim tài liệu “Tới”, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết: “UNDP Việt Nam hỗ trợ iSEE thực hiện nghiên cứu này nhằm tăng cường tiếng nói của người khuyết tật và chống lại kỳ thị ở Việt Nam.
Nghiên cứu tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và mạng lưới của người khuyết tật thảo luận và xác định những hình thức kỳ thị, đồng thời góp phần xây dựng năng lực của người khuyết tật. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với người khuyết tật”. Bà Hoàng Hường, Phó Viện trưởng Viện iSEE chia sẻ: “Khi nhắc tới người khuyết tật, người ta thường nghĩ ngay đến những người khuyết tật vận động. Điều đó là dễ hiểu, vì nhóm khuyết tật vận động dễ được nhận ra. Nhưng có một nhóm khác dường như bị bỏ quên, thậm chí vẫn chưa có định danh chính thức, tạm gọi là nhóm khuyết tật trí tuệ. Họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng vẫn chưa có những chính sách hợp lý hỗ trợ họ. Điều đó thúc đẩy chúng tôi thực hiện bộ phim Tới, câu chuyện chân thực về đời sống thường ngày của một người khuyết tật trí tuệ”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08