Nỗ lực khắc phục sự cố mưa giông
Việt Nam chưa thể dự báo được giông lốc | |
Hà Nội mưa lốc kinh hoàng, giao thông tê liệt |
Theo thống kê của Sở Xây dựng, trận mưa giông kéo dài 30 phút có gió giật cấp 9, cấp 10 vào chiều tối ngày 13/6 trên địa bàn Hà Nội đã làm hơn 1.290 cây xanh bị đổ, trong đó hơn 800 cây thuộc địa bàn 12 quận, hơn 400 cây ở các huyện ngoại thành, chưa kể cây bị gãy cành. Trong hơn 800 cây xanh bị đổ ở khu vực các quận nội thành, có 34 cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc, gãy, đường kính từ 50-150cm, còn lại chủ yếu là muồng, phượng bằng lăng, thậm chí có 6 cây đa cổ thụ ở khu vực Võ Thị Sáu, Trần Xuân Soạn, Giải Phóng, Tam Trinh cũng bị gió lốc quật đổ. Ngoài ra, theo thống kê của các cơ quan chức năng có 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, 13 ô tô và nhiều xe máy bị hư hại; mất nguồn tại hơn 170 trạm điện, gãy 21 cột điện… khiến cho Hà Nội mất điện trên diện rộng.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các lực lượng chức năng đã tập trung lực lượng khắc phục hậu quả suốt đêm để giao thông cơ bản thông thoáng trở lại. Theo Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội, đã huy động trên 2.000 người tham gia công tác cứu hộ, khắc phục hậu quả giông lốc, trong đó, có 500 cán bộ chiến sỹ Bộ Tư lệnh Thủ đô, 100 cán bộ, chiến sỹ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự, thanh tra giao thông và công ty cây xanh, môi trường đô thị.
Lực lượng chức năng nỗ lực khắc phục hậu quả do mưa giông ngày 15/6 |
Phòng CSGT Hà Nội (PC67) đã điều động cán bộ chiến sỹ ra các chốt giao thông trọng điểm, tập trung hướng dẫn cho nhân dân đi lại, tránh các khu vực nguy hiểm. Lực lượng cảnh sát PCCC đã điều động nhiều phương tiện và cán bộ chiến sỹ, phối hợp cưa cây để cứu người, phương tiện bị cây đổ đè lên.
Theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, giông lốc là hiện tượng thời tiết cực kì nguy hiểm, có diễn biến rất nhanh nên rất khó cảnh báo sớm. Năm nay, với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino, nắng nóng sẽ nhiều hơn, kèm theo đó mưa giông cũng nhiều hơn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương khuyến cáo người dân cần nâng cao kĩ năng phòng tránh, không ra đường khi đang có giông lốc để tránh rủi ro. Nếu đang ở ngoài đường thì cần tìm chỗ trú ẩn an toàn, tránh xa khu vực nhiều cây cối, cột điện… |
EVNHANOI đã khẩn trương huy động mọi nguồn lực, tập trung khắc phục sự cố, để đảm bảo cấp điện trở lại trong thời gian sớm nhất. Theo ông Hoa Việt Cường, Ban Quan hệ cộng đồng EVN HANOI, từ cán bộ quản lý, lãnh đạo đến công nhân của EVN Hà Nội đã phải làm việc trắng đêm để nhanh chóng khôi phục lưới điện, cấp điện từng phần trở lại cho người dân. Một số công ty điện lực còn sử dụng loa phát thanh lưu động để thông báo cho khách hàng biết về việc mất điện do ảnh hưởng của cơn giông.
Anh Ngọc Tuấn - công nhân Công ty Điện lực Long Biên chia sẻ, trong đêm xảy ra sự cố, anh và đồng đội đã "chiến đấu" liên tục từ 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau. Mọi người làm việc cật lực quên cả mệt. “Mặc dù người ướt sũng nước mưa nhưng ai cũng miệt mài thao tác trên cột, nối lại đường dây bị đứt, chỉnh lại thùng công tơ bị nghiêng, bị xô, chặt cây, dọn cành bị gẫy đổ để "cứu lưới điện". 9 giờ sáng ngày 14/6/2015, EVN Hà Nội đã khôi phục cấp điện cho 96% khách hàng bị mất điện do cơn cuồng phong”, anh Tuấn cho biết.
Được biết, để điện lưới được cấp trở lại, EVNHANOI đã phối hợp với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội tiến hành chặt hạ cây đổ. Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh: “Đã huy động toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện và nhân lực đến hiện trường để khắc phục hậu quả. Công nhân đã làm việc hết đêm để đến sáng 14/6 giao thông được đảm bảo thông suốt tại những điểm có cây đổ vắt ngang đường. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề, nên đến ngày 15/6, công việc khắc phục mới gần xong. Công nhân phải tăng ca liên tục”.
Một nhân viên của Công ty trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả cho biết: "Cơn giông lớn khiến các tấm pano, biển quảng cáo bị giật tung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông. Sau mưa nhiều khu vực của thành phố tối đen như mực. Do đó việc dọn dẹp cây gẫy, đổ la liệt trên các tuyến phố phải gỡ bỏ từng bộ phận của biển quảng cáo mắc vào lại càng khó khăn”.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô, sau 2 ngày nỗ lực của các cơ quan chức năng, hậu quả của cơn giông lốc đã được khắc phục.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44