Nỗ lực bảo đảm môi trường sống trong lành
3 bước ngăn muỗi đến gần nhà bạn | |
Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ |
Theo các chuyên gia về môi trường, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng. Trong đó, ở các đô thị, vấn đề giao thông vận tải được đánh giá là nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với không khí. Ví dụ TP Hà Nội, qua thống kê cho thấy toàn Thành phố có khoảng hơn 4 triệu phương tiện cơ giới, trong đó gần 400 nghìn ô tô và khoảng 3,8 triệu xe máy.
Giao thông vận tải được đánh giá là nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với không khí ở các đô thị. Ảnh: NC |
Đó là chưa kể khoảng 50 nghìn phương tiện giao thông vãng lai, 1 triệu chiếc xe đạp, 300 xích lô, hơn 1.000 xe buýt..., ước tính, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân của Thành phố vào khoảng 15%/năm. Thế nhưng, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá ít, chỉ chiếm 8% đất xây dựng đô thị, trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại từ 20% đến 26%.
Điều đáng nói là trong số các phương tiện giao thông đang hoạt động trong nội đô hiện nay, có rất nhiều phương tiện kém chất lượng vẫn đang lưu hành, dẫn đến lượng khí thải gây ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, quá trình hoạt động của máy móc thi công, phương tiện vận chuyển phục vụ cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: Cầu, đường, hầm,… cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể. Ngoài ra, việc chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh và xây dựng các công trình đã làm gia tăng ùn tắc giao thông, gây ô nhiễm không khí do khói bụi, hơi xăng dầu tại các vị trí ùn tắc.
Với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, TP Hà Nội đang như một công trường lớn với nhiều dự án cải tạo, xây dựng các nút giao thông, khu đô thị mới, thời gian thi công kéo dài cũng gây ô nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn.
Môi trường không khí còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân. Ở các huyện ngoại thành, sau mỗi vụ lúa, người dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Ngoài ra, trên địa bàn TP Hà Nội có 10 khu công nghiệp đang hoạt động; 107 cụm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng, trong đó 43 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, cơ bản lấp đầy diện tích và hoàn thiện hạ tầng cơ sở, với tổng diện tích 759 ha; 1.350 làng nghề truyền thống.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) Hà Nội, chất lượng môi trường không khí tại một số khu công nghiệp đã bị ô nhiễm bởi bụi và đặc biệt là khí Benzen từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
Trước thực trạng đó, TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi, tạo môi trường sống trong lành cho người dân Thủ đô. Trong đó công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng được các cấp chính quyền Thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.
Cùng với đó, Thành phố cũng đã ban hành các văn bản, chỉ thị và huy động các lực lượng chức năng tăng cường giám sát ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát, sỏi; các phương tiện vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng bắt buộc phải được che chắn kín khi tham gia giao thông.
Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Tích cực triển khai Chương trình trồng 1 triệu cây xanh với mục tiêu đến năm 2020 tăng diện tích cây xanh lên đến 9 - 10m2/đầu người.
Thành phố Hà Nội cũng tích cực phối hợp với Nhóm các thành phố đứng đầu về biến đổi khí hậu (C40) để tìm ra các giải pháp kiểm kê, xây dựng lộ trình và kế hoạch hành động về kiểm kê khí nhà kính, giải quyết các thách thức về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Thành phố.
Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tự động để kiểm soát ô nhiễm không khí tại một số điểm trên địa bàn Thành phố. Xây dựng trạm rửa xe tại khu vực bãi trung chuyển, khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng và trên một số tuyến đường cửa ngõ vào trung tâm thành phố.
Tăng cường phun nước và rửa đường vào các ngày nắng hanh khô, quét dọn và giữ gìn vệ sinh, đảm bảo đường phố luôn luôn sạch sẽ... Cùng với sự nỗ lực của các cấp, ngành, Hà Nội hy vọng sẽ nhận được sự chung tay của cả cộng đồng để ngăn chặn hiệu quả, đẩy lùi được tình trạng ô nhiễm không khí.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17