Niềm hạnh phúc mang tên “con gái một bề”
Tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái | |
Chung tay giữ lửa hạnh phúc gia đình |
Biết hài lòng, trọn vẹn niềm vui
Đến với căn nhà của vợ chồng chị Đặng Hà Phương (sinh năm 1988) và anh Trần Văn Thành (sinh năm 1980) tại P303 - 2C Lê Phụng Hiểu (phường Tràng Tiền) lúc nào cũng thấy tiếng cười rộn rã của hai bé gái Trần Thị Mai Khanh và Trần Thị Bảo Ngân.
Mai Khanh năm nay học lớp 2, còn Bảo Ngân vừa tròn 3 tuổi. Ôm bé Ngân trong lòng, chị Phương kể với chúng tôi việc sinh con gái đầu lòng đã mang đến niềm vui cho cả gia đình. Đến khi đứa con gái thứ hai ra đời, gia đình chị càng nhân thêm niềm hạnh phúc các cháu khôn lớn khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
"Đối với tôi con trai, con gái không quan trọng. Con gái có rất nhiều điểm mạnh như tình cảm với bố mẹ hơn, để ý quan sát tâm tình của mẹ, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. Do ông bà nội ngoại khá văn minh nên vợ chồng tôi cũng không có áp lực về việc sinh con trai. Con cái là của trời cho, là con thì chúng tôi đều yêu cả. Cứ sinh con nuôi dạy con phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn là hạnh phúc", chị Phương chia sẻ.
Chia tay vợ chồng chị Đặng Hà Phương, cùng chung niềm hạnh phúc khi hàng ngày nghe tiếng cười, nhìn con đùa vui, khỏe mạnh, vợ chồng anh Vũ Đức Thân (sinh năm 1956) và chị Phạm Ánh Nguyệt (sinh năm 1968) trú tại 73 Thuốc Bắc (phường Hàng Bồ) cũng có hai cô con gái lớn. Một cô đang học năm thứ ba đại học, một cô đang học lớp 8 nên lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ tinh tươm, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng.
Chị Nguyệt tâm sự, anh chị lấy nhau muộn, khi anh đã ngót nghét 40 tuổi, con gái lớn ra đời là trái ngọt của hai vợ chồng. Chồng bị bệnh kinh niên, chị Nguyệt đi làm công bán hàng thuê, hai chị em Vũ Nguyệt Phương và Vũ Phương Hoa luôn yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau là động lực để bố mẹ vượt qua tất cả khó khăn.
Căn nhà của vợ chồng chị Đặng Hà Phương lúc nào cũng thấy tiếng cười rộn rã của các con. |
Bây giờ, sau khoảng 20 năm nuôi dạy hai cô con gái, chị Nguyệt luôn tự hào với anh em nội ngoại và bạn bè về hai công chúa nhà mình. Anh chị cũng chưa từng có ý nghĩ "cố đẻ" một thằng cu để nối dõi trong gia đình.
Cũng nhờ hai cô con gái lớn, anh Thân có thể yên tâm chữa bệnh, chị Nguyệt có thêm nhiều thời gian dành tham gia vào các công tác xã hội tại địa phương như tổ trưởng tổ dân phố, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ, bảo vệ tổ dân phố và là cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hóa gia đình địa bàn dân cư số 4 - phố Thuốc Bắc. Dù ở vị trí nào bản thân chị cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường
Trở thành những người bạn của con
Vượt qua tư tưởng "trọng nam khinh nữ", thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi về già, các gia đình có hai con một bề là gái đã nỗ lực thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, gia đình hạnh phúc.
Không chỉ vậy, việc dừng lại hai con để nuôi dạy cho tốt dù là trai hay gái tạo điều kiện cho bố mẹ gần gũi, trở thành bạn bè của con trong cuộc sống. Là trường hợp như vậy, vợ chồng anh Trần Xuân Hùng (sinh năm 1974) và chị Nguyễn Thị Bảo Thúy (sinh năm 1976) trú tại N1 tập thể Giao Thông (phường Chương Dương) luôn coi hai cô con gái Trần Bảo Châu và Trần Minh Châu là những người bạn có thể tâm tình, sẻ chia bất kì điều gì.
Những năm gần đây, chẳng ai trong khu phố còn xa lạ với hình ảnh cả gia đình cùng nhau đi cứu hộ chó, mèo vì hai cô con gái của anh chị yêu thích động vật hay cả gia đình thường xuyên cùng nhau tham gia các hoạt động thiện nguyện cộng đồng.
"Mặc dù chồng tôi là con trai trưởng trong nhà nhưng thực sự chồng tôi rất tâm lý, động viên vợ có 2 con gái cũng rất tốt. Việc dừng lại ở hai cháu chúng tôi có nhiều thời gian quan tâm đến các con hơn, dạy các con biết thương yêu nhau hơn, nết ăn nết ở được uốn nắn. Khi có điều kiện tập trung chăm lo các con, tôi nghiên cứu từng giai đoạn độ tuổi để cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ như cấp 1 thì cho con tham gia học kỹ năng sống, múa hát ở cung thiếu nhi; cấp 2 thì cho con tham gia hoạt động văn nghệ của phường... để con có nhiều vốn sống hơn.
Thành quả đến nay tôi rất hạnh phúc vì các con biết yêu thương mọi người và giúp đỡ bố mẹ. Đặc biệt, con có thể chia sẻ với bố mẹ bất kì điều gì. Con gái lớn nhà tôi là thành viên của trung tâm cứu hộ động vật, bố mẹ luôn luôn động viên, con hãy làm gì con thấy là tốt, gia đình sẽ hỗ trợ hết mình. Các con cũng giống như những người bạn thân của mình", chị Thúy hồ hởi cho biết.
Chị Nguyễn Thị Bảo Thúy coi hai cô con gái như những người bạn thân có thể chia sẻ bất kì việc gì. |
Gia đình chị Phương, anh Thân, Thúy là một trong 100 gia đình sinh con một bề có hai con gái chăm ngoan học giỏi đại diện nhiều gia đình thực hiện tốt kế hoạch dân số trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị biểu dương trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11/10).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay có chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, nhằm truyền tải thông điệp chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với trẻ em gái, coi bình đẳng giới là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Tại Hà Nội, báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, tháng 9/2019, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố ở mức 111 trẻ trai/100 trẻ gái. Nhiều địa phương tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức rất cao tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh là bé trai chưa giảm. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của thành phố trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở trên mức báo động. Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời thì việc mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ luỵ khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị.
Cũng vì thế, trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Quốc tế trẻ em gái và Ngày Quốc tế Người cao tuổi Việt Nam năm 2019, Hà Nội phát động tổ chức kỷ niệm rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Hy vọng rằng, với những nỗ lực của ngành dân số Hà Nội sẽ có thêm hàng nghìn gia đình sinh con một bề gái như gia đình chị Phương, chị Thúy,... được biểu dương kịp thời. Để từ đó, Chiến dịch truyền thông về Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ được nhiều người dân biết đến, góp phần chung tay giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31