Những vũ công nơi đầu sóng ngọn gió

Niềm vui trong đời sống tinh thần của các chiến sĩ trẻ Trường Sa không chỉ đọc báo, xem ti vi, làm thơ hoặc viết thư mà còn thích khiêu vũ. Mỗi lần có ca sĩ từ đất liền ra thăm và biểu diễn, “giới khiêu vũ” trẻ Trường Sa luôn rạo rực niềm vui, có khi cả đêm thấp thỏm không ngủ. 
nhung vu cong noi dau song ngon gio Chuyện về những người con của Thủ đô ở Trường Sa
nhung vu cong noi dau song ngon gio Trường Sa ngày mới

Thăng hoa cùng sóng biển

Tháng 5 biển Trường Sa đẹp nhất, và đây cũng là thời gian của những chuyến tàu từ đất liền và đảo xa nối liền khoảng cách. Bắt đầu từ năm 2009, như qui luật “đến hẹn lại ra”, hàng chục chuyến tàu từ đất liền đến với lính đảo. Trên mỗi chuyến tàu ấy, ngoài những phần quà thắm tình quân dân, là tình sâu nghĩa nặng, là tình cảm chân thành đầy ắp tình yêu biển đảo của người hậu phương đối với tiền tuyến. Và không thể thiếu những nữ vũ công- những người truyền hơi ấm cho chiến sĩ trẻ Trường Sa thêm yêu đời vững vàng tay súng nơi đầu sóng ngọn gió.

nhung vu cong noi dau song ngon gio
Chiến sĩ đảo Nam Yết “Rap” cùng ca sĩ.

Để chứng tỏ đời sống tinh thần sinh động ở nơi khắc nghiệt thừa nắng thiếu nước, đồng thời khẳng định lính Trường Sa cũng thăng hoa không kém đất liền, các chiến sĩ trẻ đã tự tập khiêu vũ để sẵn sàng “chiều” những nữ vũ công môi hồng má phấn từ đất liền ra thăm. Mỗi lần có ca sĩ từ đất liền ra thăm và biểu diễn, “giới văn nghệ sĩ” trẻ Trường Sa niềm vui rạo rực, có khi cả đêm thấp thỏm không ngủ hoặc “luyện Rap” để sẵn sàng trổ tài cùng văn công. Người có khiếu hát thì chuẩn bị bài “tủ”, chiến sĩ “vui tính” thì “biên kịch” lại câu chuỵên tiếu lâm, nhưng thu hút nhất vẫn là nhảy Rap.

Ở đảo Nam Yết có hẳn một “tổ Rap” 5 chiến sĩ sẵn sàng phục vụ đơn vị và các em văn công. Khi văn công hát,  ắt thì “tổ Rap” ra nhảy liền. Ca sĩ hát, chiến sĩ “Rap”.

Chiến sĩ Trần Văn Hoài đã có “thâm niên Rap” từ thời học sinh thổ lộ: “Lần nào có văn công em không bao giờ vắng mặt. Em rất thích “Rap” và sẵn sàng “Rap” bất cứ  lúc nào. Sướng nhất là “Rap” cùng nữ ca sĩ. Cả năm luyện tập, không “Rap” thì tiếc lắm”.

Từ năm 2005 trở về trước, chưa có phong trào Rock, Rap, khiêu vũ ở Trường Sa. Vài chiến sĩ biết khiêu vũ hoặc “có máu mặt” cũng chỉ “lấp ló rụt rè” khi có văn công ra biểu diễn. Chiến sĩ nào “bạo dạn” cũng chỉ dám cầm tay văn công bước vài bước nhảy cho có lệ, chưa nhiều chiến sĩ có năng khiếu như bây giờ. Ngày ấy, chiến sĩ “Rap” với văn công hoặc “lỡ may” hôn văn công một cái liền bị phê bình ngay. Vì lẽ đó mà nhiều chiến sĩ biết nhảy cũng ngại “xuất đầu lộ diện”.

Từ khi phong trào “rock, Rap” phát triển và đưa vào học tập theo chương trình huấn luyện ngoại khóa trong môi trường quân đội, nhiều gương mặt mới xuất hiện, nhiều chiến sĩ trẻ trở thành “vũ sư” dạy khiêu vũ ở đảo cho các chiến sĩ.

Đại úy Nguyễn Văn Thắng, trợ lý thanh niên của Vùng 4 Hải quân lần nào đi đảo cũng luyện tập kỹ vài “chiêu” để “khoe tài” cùng mấy chị em văn công. Đại úy Thắng chia sẻ: “Các chiến sĩ trẻ Trường Sa được “Rap” cùng ca sĩ không chỉ là niềm vui chẳng gì bằng, mà còn là dịp để “trổ tài” với anh em trong đơn vị”.

Cả đảo cùng khiêu vũ

“Một hai- ba bốn năm; một hai - ba bốn năm; cha cha cha,”, những âm thanh ngộ nghĩnh ấy râm ran khắp đảo Song Tử Tây mỗi buổi chiều thứ bảy, khi các chiến sĩ học khiêu vũ điệu “cha cha cha”. Từ năm 2008, học khiêu vũ ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vừa là chương trình huấn luyện ngoại khóa, vừa là nhu cầu thiết yếu của bộ đội, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần.

nhung vu cong noi dau song ngon gio

Chiến sĩ nhà  giàn Phúc Nguyên khoe tài cùng ca sĩ

Ở đảo Trường Sa lớn và Song Tử Tây, cứ đến giờ nghỉ, ngày nghỉ các chiến sĩ trẻ lại tập trung dưới gốc cây bàng quả vuông để tập khiêu vũ. Ngoài 4 vũ điệu quốc tế cơ bản như: Cha cha cha, tăng gô, rum ba, valso, nhiều chiến sĩ trẻ còn được học rock, Rap trẻ trung sôi động để sẵn sàng phục vụ giao lưu văn hóa văn nghệ khi có văn công và khách từ đất liền ra thăm vào tháng tư hằng năm.

Phong trào khiêu vũ ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ban đầu chỉ một số chiến sĩ trẻ, sau đó lan tỏa rộng quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan. Sau những giờ huấn luyện “lăn, lê, bò, trườn”, tiếng nhạc rộn ràng “chát bùm bum- chát bùm” vang lên từ máy catsete cứ thúc giục các chiến sĩ. Và như một nhu cầu tự nhiên, từ một nhóm chiến sĩ trẻ khiêu vũ ban đầu, sau đó cả đơn vị đều học khiêu vũ. Phong trào học khiêu vũ quốc tế ở đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn đã lan tỏa rộng khắp, và trở thành món ăn tinh thần trong đời sống hằng ngày.

Thượng tá Nguyễn Văn Cường, chính trị viên của đảo Nam Yết chia sẻ: “Bây giờ phong trào khiêu vũ ở Trường Sa đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của chiến sĩ. Bên cạnh phục vụ đời sống tinh thần tại chỗ, còn là điều kiện thuận lợi để anh em chúng tôi giao lưu văn hóa, văn nghệ, học hỏi lẫn nhau khi có đoàn công tác của các cơ quan dân chính đảng từ đất liền ra thăm. Hiện nay ở các đảo, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khiêu vũ rất mạnh và đã trở thành nét đẹp hằng ngày của cán bộ chiến sĩ”.

Không chỉ ở Trường Sa, các chiến sĩ ở nhà giàn DK1 hiện nay cũng có phong trào khiêu vũ. Tuy học khiêu vũ ở nhà giàn không xếp theo lịch nhất định, cũng không có chương trình học ngoại khóa, chủ yếu học khiêu vũ để nhảy cùng văn công mỗi lần có văn công từ đất liền ra thăm.

Sau những giờ huấn luyện trên trần nhà rát bỏng, trước khi tưới rau buổi chiều, các chiến sĩ tranh thủ ôn mấy bài khiêu vũ. Thượng úy  Lê Văn Chiên ở nhà giàn DK1/2 cho biết: “Các điệu nhảy khiêu vũ ở nhà giàn DK1 chủ yếu là điệu cha cha cha. Chiến sĩ trẻ thì nhảy Rap. Nhà giàn nào cũng “thủ” mấy điệu nhảy để trổ tài cùng văn công. Chính những điệu khiêu vũ này làm cho chúng em yêu đời hơn, vơi bớt nhớ nhà”.

Nói rồi Nam cao hứng đọc bài thơ. “Sớm thể dục trên trần/chiều chiều đi bộ quây quần bên nhau/rèn luyện sức khỏe hàng đầu/bảo vệ biển đảo con tàu của ta/ ở nhà giàn chẳng có hoa/Anh mượn muống biển làm quà cho em/ sóng dữ dội rồi lại êm/ ở đây nắng gió bọn anh quen rồi”.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động