Những nguyên tắc vàng sơ cứu khi tai nạn

Những nguyên tắc vàng và những lời khuyên trong sơ cứu và vận chuyển nạn nhân tai nạn giao thông
112 là đầu số cứu nạn khẩn cấp
Các cách sơ cứu kịp thời khi trẻ bị chấn thương ở mắt

Bạn có biết cần phải làm những gì để giúp đỡ một nạn nhân bị tai nạn giao thông không? Sau đây là một vài gợi ý để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

Nguyên tắc sơ cứu

1. Tự kiểm tra mình đầu tiên

Nếu bạn bị thương trong vụ tai nạn, đầu tiên hãy tự kiểm tra mình xem có bị thương tích hay không. Hãy thử đánh giá xem bạn có thể cử động tay chân của mình được không nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng như chóng mặt v.v... Hãy nhớ rằng bạn cần phải có đủ sức khỏe thì mới có thể giúp đỡ người khác được.

Những nguyên tắc vàng sơ cứu khi tai nạn

2. Kiểm tra thương tích cho người khác

Nếu người khác bị thương, đầu tiên đánh giá mức độ thương tích của họ, ví dụ có chảy máu từ vùng đầu, cổ, tay, chân, bụng, hoặc lưng không v.v... Xử trí cho những người bất tỉnh đầu tiên, họ thường bị thương nặng hơn hoặc ngừng thở. Với những người có thể nói chuyện hoặc la hét được, và hơn nữa do họ vẫn có thể thở được, vì vậy họ có thể được xử trí muộn hơn một chút. Hỏi tên của nạn nhân, nếu họ đáp ứng, có nghĩa là họ có thể hiểu được tình huống và có nhiều khả năng không có chấn thương đầu nặng.

3. Quan sát các dấu hiệu hô hấp

Tiếp theo, kiểm tra xem nạn nhân có thở không (quan sát nhịp thở, nghe và cảm nhận hơi thở) và có mạch không (mạch quay, mạch cảnh, mạch bẹn)

4. Gọi sự giúp đỡ

Gọi xe cứu thương ngay lập tức hoặc khẩn trương đưa nạn nhân tới bệnh viện sau khi đã sơ cứu. Khi bạn biết rõ hơn về tình trạng của nạn nhân thì bạn sẽ có được nhận định tốt nhất để kể lại với bác sĩ về tình trạng của họ.

5. Kiểm tra tắc nghẽn/dị vật trong miệng và họng của nạn nhân

Nếu bạn không nghe thấy tiếng thở, kiểm tra ngay miệng của nạn nhân để tìm tắc nghẽn/dị vật. Nếu có tắc nghẽn hoặc dị vật gây tắc nghẽn đường thở, sử dụng ngón trỏ và ngón giữa bàn tay bạn để làm sạch/thông thoáng đường thở.

6. Tiến hành ngay hồi sinh tim phổi (CPR) hoặc thổi ngạt (EAR)

Nếu không có mạch, tiến hành ngay hồi sinh tim phổi (CPR) hoặc thổi ngạt (EAR). Giữ cổ nạn nhân thẳng để bắt đầu thổi ngạt hoặc hồi sinh tim phổi. Có 3 cách thổi ngạt: miệng-miệng, miệng-mũi, và miệng-mặt nạ (mask).

7. Các cách thức giúp nạn nhân trong những tình huống nghiêm trọng

Nếu chảy máu từ miệng hoặc nạn nhân nôn, xoay nạn nhân nằm nghiêng sang một bên. Điều này sẽ giúp nạn nhân không bị sặc phổi. Đặt cánh tay ở dưới nạn nhân thẳng ra ngoài và cánh tay nạn nhân ở trên ngay gần bạn vắt qua ngực nạn nhân.

8. Xử trí các vết thương hở

Nếu có vết thương rộng, cố gắng cầm máu bằng việc sử dụng miếng vải sạch/quần áo sạch ép lên các vùng tổn thương chảy máu. Dùng bàn tay để ép xuống chứ không dùng ngón tay.

9. Luôn phải nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ

Nếu cổ nạn nhân ở tư thế bất thường (không thường thấy) hoặc nạn nhân hôn mê, thì không được di chuyển nạn nhân. Gọi sự giúp đỡ ngay lập tức. Điều này có nghĩa rằng cổ nạn nhân có thể đã bị “gẫy”, và nếu di chuyển nạn nhân trong tình huống này thì có thể gây hại hơn là có lợi.

10. Giữ ấm cho nạn nhân

Thông thường nạn nhân trong tại nạn giao thông sẽ cảm thấy rất lạnh do sốc. Vì vậy giữ ấm cho nạn nhân là điều rất cần thiết đối với sự sống còn. Bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn có để làm điều này, ví dụ như áo thun, áo khoác v.v...

11. Tránh cho nạn nhân ăn

Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân như nước uống, thức ăn hoặc các loại nước hoa quả khác vì nó có thể khiến nạn nhân bị sặc phổi

Những lời khuyên cần ghi nhớ trong khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện

Nạn nhân cần được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng. Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các cử động mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc các tổn thương của nạn nhân trở lên xấu hơn.

Giữ cổ và lưng của nạn nhân thẳng. Bạn có thể đặt một cuộn khăn hoặc vải dày dưới cổ nạn nhân để có hỗ trợ tốt hơn.

Để nạn nhân nằm trên một mặt phẳng. Nếu chỉ có tổn thương chân tay, nạn nhân có thể được vận chuyển ở tư thế ngồi.

Trong trường hợp tổn thương chảy máu, nâng phần bị thương cao hơn phần thân của nạn nhân và băng ép lên vùng chảy máu. Giữ băng ép liên tục cho tới khi bạn đưa được nạn nhân tới bệnh viện. Điều này giúp kiểm soát và cuối cùng là cầm được máu.

Hãy luôn chắc chắn rằng nạn nhân còn mạch và còn thở trên đường tới bệnh viện. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải tiến hành hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo cho nạn nhân ngay trên xe vận chuyển.

Bác sĩ Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Xem thêm
Phiên bản di động