Những nguyên nhân khiến trẻ hay nói dối
1. Trẻ nghĩ bản thân rất ngớ ngẩn
Nếu bạn coi trẻ là những người không thông minh, thường xuyên la hét và đổ lỗi, chúng sẽ không muốn học những điều hay, lẽ phải, trong đó có việc nói thật.
Bạn hãy thử đối thoại với trẻ như những người đồng trang lứa, giải thích những điều sai trái và không khiến trẻ luôn cảm thấy có lỗi. Cách này giúp trẻ háo hức với việc trưởng thành, nhận ra tầm quan trọng của việc nói thật.
2. Bố mẹ nói dối
Trẻ con là bản sao của bố mẹ. Nếu sống trong những lời nói dối, trẻ cũng sẽ không thật thà. Giải pháp ở đây vừa dễ, vừa khó: bạn chỉ việc trở nên trung thực hơn.
3. Trẻ sợ đổi vai
Trẻ sợ thừa nhận một số việc xấu bởi chúng tin rằng chỉ có nhân vật phản diện trong truyện cổ tích mới cư xử như vậy. Do đó, nếu nói sự thật, chúng sẽ không được xem là người tốt nữa.
![]() |
Trẻ không muốn bị xem là người xấu nên không dám thú nhận sự thật. |
Bạn nên giải thích rằng người tốt đôi khi cũng mắc lỗi. Điều phân biệt người tốt với người xấu chính là khả năng chịu trách nhiệm với những hành động của mình.
4. Trẻ lên kế hoạch đưa ra "câu trả lời đúng"
Chúng ta thường đặt câu hỏi và mong đợi trẻ trả lời theo ý đúng duy nhất. Chẳng hạn, câu hỏi "Có ngon không?" được đưa ra khi trẻ rõ ràng không muốn ăn món gì đó.
Trong những trường hợp này, nếu không muốn trẻ nói dối, câu hỏi tốt hơn sẽ là "Bây giờ con muốn ăn gì nào?"
5. Trẻ nhầm lẫn tưởng tượng với thực tế
Trẻ có thể nói với bạn rất nhiều điều về những chuyến phiêu lưu kỳ thú, hoặc khăng khăng mọi người đều có anh chị em. Bạn không cần tỏ ra giận dữ với những lời nói dối này bởi chúng sẽ biến mất theo thời gian, khi trẻ lớn lên.
6. Trẻ không muốn khiến bố mẹ thất vọng
Nếu phản ứng của bạn với những lời nói thật của trẻ dễ chịu hơn, chúng sẽ bớt sợ và không phải tìm cách nói dối.
7. Trẻ biết trước hậu quả
Nhiều lúc trẻ không dám nói thật bởi chúng biết sẽ bị phạt. Để thay đổi thói quen này, bạn hãy khuyến khích trẻ bằng cách đưa ra hình phạt nhẹ hơn. Trẻ nhận ra lợi ích của việc nói thật thì sẽ không cố gắng lấp liếm.
Theo Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Leverkusen vs Augsburg: Khó khăn cho nhà vua

Tỷ giá USD hôm nay (25/4): Giá USD trong nước tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay (25/4): Vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Nhận định PSG vs Nice: Cẩn trọng trước “kẻ ngáng đường” khó chịu

Crystal Palace vs Aston Villa: Cơ hội vàng cho Đại bàng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển
Tin khác

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật
Cộng đồng 24/04/2025 17:45

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi
Cộng đồng 24/04/2025 16:27

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền
Cộng đồng 24/04/2025 13:20

Thân thương vị tuổi thơ
Cộng đồng 24/04/2025 13:18

Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương
Xã hội 24/04/2025 12:34

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA
Xã hội 23/04/2025 20:14

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4
Cộng đồng 23/04/2025 16:44

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc
Xã hội 22/04/2025 22:12

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Cộng đồng 22/04/2025 17:14

Người lính gần 80 tuổi lái xe máy đến Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến lễ diễu binh
Cộng đồng 22/04/2025 10:53