Cách trả lời 11 câu hỏi hóc búa của trẻ
Bright Side đưa ra gợi ý những câu trả lời nên sử dụng cho một số câu hỏi đánh đố của trẻ.
1. Con đến từ đâu?
Đối với câu hỏi dễ gây bối rối mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng tò mò, bạn nên trả lời trung thực nhưng không đi sâu vào chi tiết.
Bạn có thể nói: "Khi hai người yêu nhau, họ ôm và hôn nhau. Bố đưa cho mẹ tế bào của bố. Tế bào đó phát triển cùng cơ thể mẹ và một em bé bắt đầu lớn lên trong bụng mẹ. Em bé nhỏ tí xíu và bơi như cá ở trong đó. Rồi em bé lớn dần lên, và đến một ngày bụng mẹ không còn chỗ trống nữa, em bé ra đời".
Những đứa trẻ lớn hơn có thể được cho biết khái niệm tinh trùng và trứng.
2. Tại sao con trai và con gái lại khác nhau ở chỗ đó?
Bạn không nên tỏ ra lúng túng khi được hỏi câu này, bởi việc một đứa trẻ quan tâm đến cơ quan sinh dục là hoàn toàn tự nhiên.
Câu trả lời có thể là "Khác biệt ở đó giúp trẻ em được sinh ra. Con trai có dương vật và hai tinh hoàn. Con gái có âm đạo và tử cung - một cái túi đặc biệt để chứa em bé vào một ngày nào đó. Con trai và con gái lớn lên, yêu nhau và muốn có em bé. Hai người sẽ cùng nhau tạo ra em bé nhờ sự khác biệt này".
3. Khi con lớn lên, con sẽ cưới mẹ nhé?
Nhiều đứa trẻ hỏi câu này khi bắt đầu có cảm giác bị thu hút bởi người khác giới. Bạn hãy lịch sự trả lời "không", và giải thích thêm: "Mỗi người có vai trò khác nhau trong gia đình. Chị của con không thể trở thành bố, bố không thể trở thành bà ngoại, con cũng không thể trở thành chồng của mẹ. Khi con lớn lên, mẹ sẽ già đi. Con vẫn yêu thương và chăm sóc mẹ, nhưng con sẽ cưới một người khác và yêu thương người đó bằng tình cảm như giữa bố và mẹ".
4. Tại sao bố mẹ lại cãi nhau?
Trẻ con thường thấy có lỗi khi bố mẹ cãi nhau. Do đó, bạn cần xoa dịu tâm lý cho trẻ bằng cách nói: "Người ta cãi nhau bởi vì họ không đồng tình với quan điểm của người kia. Trẻ con cãi nhau thì người lớn đôi khi cũng như vậy. Nhưng bố mẹ luôn làm lành bởi vì bố mẹ yêu thương nhau, và yêu con rất nhiều".
5. Tại sao cô kia béo thế?
Chỉ trích ngoại hình của người khác là điều bạn nên uốn nắn cho trẻ từ nhỏ. |
Bạn không nên mắng con và yêu cầu giữ trật tự khi chúng mô tả, nhận xét về ngoại hình khác thường của người khác, bởi trẻ dễ hình thành nếp nghĩ sai.
Bạn nên giải thích: "Mỗi người có ngoại hình khác nhau. Họ có thể cao hoặc thấp, béo hoặc gầy. Đôi khi người ta thay đổi ngoại hình vì bệnh tật. Nếu con chỉ ra sự khác biệt, con có thể làm họ tổn thương. Con không nên làm như vậy. Con có thể hỏi mẹ sau, khi chỉ có mẹ con mình với nhau thôi, để đảm bảo không ai phải buồn vì những lời nói đó".
6. Mẹ yêu con hay anh/chị của con hơn?
Anh chị em trong gia đình thường tị nạnh về tình cảm của bố mẹ. Bạn không nên lấy một đứa trẻ ra làm hình mẫu lý tưởng để những đứa trẻ còn lại noi gương, cũng không nên nói bạn yêu ai nhiều hơn vì học giỏi hơn.
"Các con không giống nhau, tình cảm của mẹ dành cho mỗi người trong các con cũng được thể hiện theo cách khác nhau. Nhưng mẹ yêu các con như nhau, cũng như các con yêu bố và mẹ như nhau vậy" là câu trả lời bạn nên sử dụng.
7. Bác sĩ sẽ làm đau con phải không?
Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu việc điều trị là cần thiết, đồng thời không bao giờ cười nhạo hay gọi con là kẻ nhút nhát khi con tỏ ra sợ hãi.
Câu trả lời phù hợp sẽ là: "Bác sĩ không muốn làm con đau. Công việc của bác sĩ là chiến đấu với vi khuẩn và bệnh tật. Nó sẽ hơi đau một chút thôi, nhưng nếu không chịu đau lúc này thì con sẽ không khỏe lên được. Khi mẹ bị ốm, mẹ cũng bị tiêm. Mẹ sợ lắm nhưng mẹ đã đối phó được. Con cũng sẽ thế thôi. Con hãy nhớ rằng con thỏ nhà chúng ta cũng ốm, chúng ta phải đưa nó đi khám. Nó sợ lắm chứ. Nhưng con hãy giải thích cho thỏ tại sao nó lại không nên sợ bác sĩ?".
8. Con sẽ chết ạ? Mẹ cũng sẽ chết ư?
Với câu hỏi này, bạn không nên nói dối. Trẻ con có thể chấp nhận được sự thật này.
Bạn có thể thủ thỉ với con một cách nhẹ nhàng: "Con người, động vật và thậm chí những bông hoa đều sẽ chết vào một ngày nào đó. Đó là quy luật của cuộc sống. Chúng ta sẽ chết, nhưng ngày đó còn lâu lắm. Mẹ sẽ chết khi mẹ rất già, khi đó con đã trưởng thành, có con cái. Rồi khi các con của con lớn lên, con cũng sẽ già dần và qua đời. Nhưng điều quan trọng là con sống một cuộc đời ý nghĩa, khám phá được nhiều điều thú vị".
9. Tại sao mẹ bỏ rơi con để đi làm?
Khi trẻ mè nheo vì bố mẹ đi làm, việc nổi cáu không được khuyến khích.
Bạn nên giải thích rằng công việc là bắt buộc, nhấn mạnh vào niềm vui khi bạn trở về và hai mẹ con lại vui vẻ bên nhau.
Câu trả lời có thể như sau: "Mẹ không muốn xa con, nhưng mẹ phải đi làm, không khác được. Công việc rất quan trọng. Nhưng con hãy nhớ là tối nay mẹ sẽ về, và chúng ta sẽ rất vui. Mẹ con mình đổi đồ với nhau nhé, con lấy vòng tay của mẹ, mẹ lấy đồ chơi của con. Chúng ta sẽ cảm thấy người kia đang ở cạnh dù thực tế không phải vậy".
10. Tại sao bố mẹ được phép làm, còn con thì không?
Thực tế, bạn không phải là ông bố, bà mẹ lý tưởng, đừng nên sợ hãi khi thừa nhận điều đó. Điều quan trọng là trẻ cần hiểu không nên bắt chước mọi việc bố mẹ làm.
Bạn hãy trả lời con: "Đúng vậy, bố hút thuốc, đôi khi bố còn thức khuya vì sử dụng máy tính. Nhưng bố không muốn con lặp lại những lỗi đó của bố. Đó là thói quen xấu mà bố đang cố gắng từ bỏ bởi bố muốn trở thành người tốt hơn".
11. Nếu con quái vật dưới gầm giường ăn thịt con thì sao?
Bạn hãy nhìn nhận nỗi sợ hãi của con một cách nghiêm túc, và tìm cách khiến mọi chuyện trở nên tốt hơn. Bạn có thể để con kể về con quái vật. Sau đó, bạn nhẹ nhàng đưa ra lời khuyên "Con có biết là quái vật rất sợ các câu thần chú không?" và nghĩ ra một câu nói thích hợp để con dễ học thuộc.
Hoặc bạn đưa cho con một chiếc điều khiển TV cũ và nói: "Con có thấy nút bí mật ở đây không? Khi con bấm vào đó, con quái vật sẽ biến mất. Con hãy để chiếc điều khiển cạnh giường ngủ nhé".
Theo Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21