Những lý do làm bạn hay bị ốm sau kỳ nghỉ
Bộ GTVT: Không để người dân thiếu tàu, xe dịp lễ 2-9 | |
Những chuyến đi dành cho mùa Vu lan báo hiếu | |
Nghỉ hè mà được tới đây chơi chắc chắn các bé sẽ thích mê! |
Có lẽ bạn không hình dung được rằng điều này xảy ra phổ biến đến mức nào. CDC thậm chí còn có một mục riêng trên trang web dành cho nó. Một số người thấm chí còn bị ốm trước khi về đến nhà, một căn bệnh phổ biến đến mức một số bác sĩ còn gọi nó là "phát ốm sau kì nghỉ ".
Cho dù bạn dành hầu hết kỳ nghỉ để ngủ nướng trên chiếc giường của một khách sạn xa hoa hay đi bộ qua các con phố của một thành phố mới, chắc chắn sẽ có một sự thay đổi về nhịp độ cuộc sống khi bạn trở về nhà. Cơ thể bạn phải điều chỉnh với rất nhiều thứ, những thay đổi phải dừng lại bạn trở về nhà và quay trở lại nhịp sống bình thường.
Những lý do thực sự khiến bạn bị ốm sau kì nghỉ |
1. Máy bay
Bất cứ ai có khuynh hướng sợ mầm bệnh dù là nhẹ nhất cũng rón rén khi lên máy bay. Mặc dù thật đáng sợ khi tưởng tượng rằng không khí bí bức lưu thông trên khắp máy bay mỗi lần ai đó hắt hơi ở hàng ghế trước, song đó có thể không phải là nguyên nhân thực sự gây ra các vấn đề sức khỏe.
Nguyên nhân thực sự đằng sau hầu hết các trường hợp cảm lạnh do máy bay là độ ẩm thấp trong chuyến bay. Không khí ít độ ẩm có thể làm khô đường mũi. Do độ cao của chuyến bay, bạn sẽ bay ngang bầu trời trong bầu không khí khô nghiêm trọng. Không khí khô có thể kích ứng cổ họng và mũi và khiến cơ thể khó chống đỡ với vi khuẩn hơn.
Cách khắc phục: Nước muối xịt mũi muối không kê đơn và một số thuốc nhỏ mắt có thể chống lại vấn đề này.
2. Những mầm bệnh thông thường
Không có gì ngạc nhiên khi những thủ phạm cổ điển, như tiếp xúc với chất gây dị ứng và vi trùng mới, không rửa tay đầy đủ và tiếp xúc với đám đông lớn, cũng có thể khiến bạn bị ốm trên đường đi. Sân bay, ga tàu, phương tiện công cộng và các điểm du lịch tất cả đều khiến bạn phải tiếp xúc với những đám đông lớn, điều này có thể làm tăng khả năng xảy ra chuyện gì đó.
Những ngày này, với khả năng có mặt ở các bán cầu và lục địa khác nhau rất dễ dàng, các bệnh truyền nhiễm do vi-rút và vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan từ nơi này đến nơi khác một cách nhanh chóng.
Cách khắc phục: Điều tốt nhất cần làm là rửa tay thường xuyên và trong khoảng thời gian phù hợp (khoảng 20 giây). Bạn cũng có thể cố gắng duy trì một không gian cá nhân nhất định trong đám đông lớn.
3. Kiệt sức
Sự thật, đi chơi cũng là một chặng đường mệt mỏi. Ngay cả kỳ nghỉ ở bãi biển thư giãn nhất trên thế giới cũng mất nhiều công sức để có được, đặc biệt là nếu bạn là tuýp người phải điên cuồng đóng gói hành lý, hoàn thành toàn bộ danh sách những công việc phải làm, và thu dọn nhà cửa từ trên xuống dưới suốt đêm ngay trước chuyến bay buổi sớm.
Trước khi đến đích, cơ thể bạn có thể đã trải qua vài ngày căng thẳng và mệt mỏi khi bạn phải chuẩn bị cho chuyến đi, đóng gói, và nhét mình vào cái ghế bé tẹo trên máy bay trong suốt nhiều giờ.
Thiếu ngủ là một tác nhân chính gây ức chế hệ thống miễn dịch. Mọi người thường có những đêm không ngủ trong kì nghỉ hoặc những ngày không ngủ khi đi tham quan suốt nhiều giờ. Điều này càng phức tạp hơn khi kỳ nghỉ diễn ra ở múi giờ khác. Tình trạng lệch múi gườ chắc chắn không phải là bạn tốt của hệ miễn dịch.
Cách khắc phục: Quản lý thời gian một cách hiệu quả có thể giúp bạn không bị kiệt sức vào đêm trước chuyến đi và bạn cũng có thể tìm hiểu một số cách giúp ngủ ngon hơn.
4. Nhậu nhẹt say sưa
Xả láng trong kỳ nghỉ không có gì là sai — đó là lý do mà quán xá ra đời! Tuy nhiên, thực tế là việc uống bia rượu nhiều hơn ngày thường có thể làm tăng khả năng bị ốm khi về nhà. Uống quá nhiều trong kỳ nghỉ chắc chắn sẽ ức chế hệ thống miễn dịch và trì trệ hệ thống giải độc, dẫn đến nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn.
Cách khắc phục: Cân nhắc xen kẽ những ngày không bia rượu. Nếu không được, cứ mỗi ly rượu hãy uống một ly seltzer. Điều này sẽ giúp bạn khong bị mất nước và tránh cảm giác váng vất sau khi tỉnh rượu.
4. Thay đổi nhiệt độ
Việc đi lại qua những vùng khí hậu khác nhau có thể khiến cơ thể bối rối và khiến bạn dễ bị bệnh hơn. Điều này đặc biệt phổ biến nếu bạn đi từ vùng lạnh đến vùng nóng.
Những người đi du lịch đến vùng có khí hậu ấm hơn thường bị ốm khi quay trở về nơi thời tiết lạnh. Bản thân cái lạnh không phải là lý do, song trời lạnh ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Nó có thể kích hoạt vi-rút mà bình thường bạn vẫn đánh bại. Trong thời điểm này, cơ thể có vấn đề lớn hơn cần đối phó - như điều chỉnh với nhiệt độ lạnh – khiến cho vi-rút thừa cơ lẻn vào.
Cách khắc phục: Thực sự không có giải pháp nào cho điều này, trừ khi bạn muốn tránh các điểm đến có khí hậu ấm áp vào mùa đông. Nhưng một chút tự chăm sóc sẽ không có hại gì.
Trên hết, tự chiều chuộng chính mình
Bạn không cần sự cho phép của người khác để điều trị cho chính mình, nhưng hãy nhớ rằng chiều chuộng bản thân thêm một chút khi về đến nhà sau kì nghỉ là rất quan trọng. Tất cả mọi thư như máy bay, tàu xe và thay đổi múi giờ là việc lớn đối với cơ thể. Cho dù bạn cảm thấy cơn cảm lạnh đang đến hoặc về nhà với cảm giác hoàn toàn khỏe mạnh, thực tế không thay đổi vẫn là cơ thể bạn cần phải hiệu chỉnh lại.
Nếu có thể được, hãy nghỉ thêm một ngày khi về nhà trước khi quay trở lại với công việc. Vào những ngày này, hãy cho phép mình trở thành kẻ hoàn toàn lười biếng. Nằm ườn, thực hiện bài tập thư giãn như yoga, và để cho cơ thể điều chỉnh. Uống nhiều nước và ăn trái cây tươi và rau. (Cũng chú ý đến cảm giác của bạn trong thời gian này. Nếu bạn phát triển các triệu chứng như tiêu chảy dai dẳng, phát ban hoặc sốt, hãy hỏi bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến việc đi du lịch tới một số vùng nhất định.)
Nếu bạn là người rất khó cho phép bản thân không làm gì cả, hãy nhớ rằng bạn đang làm điều này vì hạnh phúc của chính mình! Nếu bạn dành thời gian để sống chậm lại, bạn sẽ ít có khả năng bị ốm bất thình lình ngay khi trở lại cuộc sống thường ngày. Trái đất sẽ tiếp tục quay ngay cả khi bạn ngồi yên — chắc chắn là vậy. Thế nên, hay co chân lên và dành cả ngày để vạch kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo, và dành việc ăn mừng đầu tiên cho hệ miễn dịch của bạn.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38