Những lưu ý về "chết đuối trên cạn" khi con đi bơi cha mẹ nên biết
Thanh Hóa: Tắm sông một học sinh chết đuối | |
Đi học bơi, bé 10 tuổi chết đuối thương tâm | |
Hai chị em ruột tử vong do đuối nước |
1. Chết đuối trên cạn là gì?
Chết đuối trên cạn hay còn gọi là chết đuối khô, chết đuối thứ cấp. Đó là hiện tượng nước tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu khỏi đuối nước hoặc đi tắm về. Nó xảy ra ở cả trẻ và người lớn.
2. Biểu hiện
Hiện tượng chết đuối trên cạn không có biểu hiện ngay tức thời mà nạn nhân vẫn có thể đi lại trò chuyện bình thường. Tuy nhiên, trong vòng 1 – 72 giờ sau khi xuống nước nếu nạn nhân sẽ có những biểu hiện như:
- Cảm thấy mệt mỏi sau khi tắm xong hoặc vừa đuối nước.
- Khó thở.
- Các biểu hiện khác như khó chịu, thay đổi tâm trạng đột ngột.
Ảnh minh họa. I.T |
3. Nguyên nhân
Lúc rơi xuống nước, đặc biệt khi vùng vẫy thì nạn nhân sẽ hít nước vào phổi, qua phế quản vào các phế nang gây tổn thương. Chính vì điều này nên dù đuối nước nhưng khi nạn nhân lên bờ tim vẫn đập, thở bình thường.
Nhưng do lượng nước đọng trong phổi dần lấp khoảng trống chứa oxy của phổi làm giảm oxy cung cấp cho máu gây ra tình trạng tái tím mặt mày, khó thở, mạch nhanh, giật ở đầu chi và thậm chí sùi bọt mép dẫn tới tử vong.
4. Làm gì khi bị đuối trên cạn?
Nếu thấy những biểu hiện chết đuối trên cạn cần nhanh chóng cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản như:
- Đặt nạn nhân vác lên vai, 2 chân phía trước, đầu chúc ra sau để nước chảy ra, làm động tác này chỉ 5 – 10 giây.
- Kiểm tra mạch, nếu không đập nữa thì hà hơi thổi ngạt, nhấn mạnh ở ngực cho tim đập trở lại.
Thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Ảnh minh họa. I.T |
- Thực hiện động tác hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở thì thôi. Tìm mọi cách để người bị nạn tỉnh trở lại.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
5. Những cách đề phòng
Theo các bác sĩ và chuyên gia, có thể ngăn ngừa chết đuối trên cạn bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp với nước như:
- Luôn theo dõi con khi trẻ xuống nước hoặc chơi gần ao, hồ, bồn tắm...
- Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ.
- Nếu nhà có hồ bơi, nên lắp rào chắn xung quanh hồ bơi.
- Không để con bơi một mình.
- Chú ý an toàn khi đi thuyền: luôn đeo áo phao khi đi thuyền bất kể người lớn hay trẻ nhỏ.
- Cho con học bơi và các lớp học về an toàn dưới nước (trẻ trên 4 tuổi nên học bơi).
- Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên biết cách hồi sức tim phổi (kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng).
- Đối với trẻ lớn, hãy dạy con kiến thức về chết đuối trên cạn để con tự đề phòng rủi ro cũng như biết tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thông báo cho cha mẹ.
Theo Nguyên Vỹ/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39