Những cách uống sữa sai lầm gây ung thư
Khởi động hành trình trao sữa 10 năm liên tiếp của quỹ sữa vươn cao Việt Nam | |
Những sai lầm khi uống sữa khiến “cái miệng hại cái thân” |
Sữa không nên kết hợp với một số loại trái cây như cam, chanh, chuối... Ảnh: Pixabay |
Dưới đây là những sai lầm mà nhiều người thường xuyên mắc phải khi uống sữa:
Uống sữa chung với trái cây tính nóng
Nhiều người có thói quen trái cây cắt nhỏ, nghiền chung với sữa, sữa chua để làm thức uống. Tuy nhiên, những loại trái cây như chuối, dâu, dưa, chanh, cam... khi ăn vào sẽ tạo nhiệt trong hệ tiêu hóa, còn sữa lại tạo cảm giác lạnh.
Khi sữa và trái cây kết hợp, tính chất đối lập của chúng có thể gây phản ứng tiêu hóa, mất cân bằng hệ thống vi sinh khuẩn đường ruột. Dùng chung sữa và trái cây thường gây cảm lạnh, đau bụng, dị ứng, thậm chí tiêu chảy...
Uống sữa cùng thuốc
Uống sữa cùng thuốc gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Pharmaceutical Journal |
Một số người thích uống sữa thay vì nước lọc khi họ uống thuốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống thuốc gần với thời gian uống sữa sẽ tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể. Vì vậy tốt nhất, trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Sữa càng đặc càng tốt
Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc chỉ là trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên cho thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Đun sôi sữa
Đun sôi sữa là hành động không cần thiết. Ảnh: Reference |
Rất nhiều người có quan niệm khi mua sữa về cần khử trùng, vậy là đun sôi sữa lên. Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa trên thị trường là những sản phẩm đã được tiệt trùng, không cần thiết phải đun sôi.
Nếu thực sự quá lo lắng thì có thể đun sữa ở nhiệt độ 70 độ C và đun trong 3 phút, nếu đun ở 50 độ C thì đun trong 6 phút để đạt được mục đích khử trùng. Thời gian đun quá lâu có thể khiến lactose trong sữa chảy ra, có thể gây ung thư. Ngoài ra, khi đun sôi sữa, canxi phốt phát sẽ chuyển sang tính axit, lắng đọng khiến mất hết giá trị có sẵn của sữa.
Uống sữa quá gần bữa ăn
Uống sữa gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein được tiêu thụ như nhiệt, khi uống đi vào dạ dày sẽ hình thành một hiện tượng bão hòa, ảnh hưởng đến lượng thức ăn. Nếu uống sữa, nên uống cách bữa ăn 1, 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nên ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, bánh mì cùng với uống sữa.
Uống sữa khi đói
Không nên uống sữa khi đói, điều đó sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh can-xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Cho sô cô la vào sữa
Một số người nghĩ rằng vì sữa là loại thực phẩm có lượng protein cao, sô cô la lại là thức ăn năng lượng, vì vậy mà cả hai loại đồ ăn này được ăn cùng lúc sẽ có lợi ích tuyệt vời. Sự thực không phải như vậy. Sự kết hợp này sẽ tạo ra phản ứng hóa học sản xuất ra "oxalat canxi". Kết quả là canxi trong sữa và sô cô la sẽ trở thành chất có hại, gây khô tóc, tóc dễ gãy, làm tăng sỏi đường tiết niệu và các bệnh khác. Trẻ em ăn hỗn hợp này sẽ dẫn tới thiếu canxi, tiêu chảy, tăng trưởng chậm…
Sữa thêm nhiều đường càng tốt
Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là "kiến thức chung" ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng các bon hy drat cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.
Uống sữa kết hợp với ăn hồng, uống trà
Sữa không nên sử dụng cùng lúc với thực phẩm có chứa tannin như trà, hồng. Những thực phẩm này dễ tạo phản ứng kết tủa khi uống với sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Kết hợp sữa với thịt, cá, muối
Sữa là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, để hấp thụ được sữa, hệ thống tiêu hóa phải làm việc khá vất vả.
Kết hợp sữa chung với những loại thực phẩm có nhiều protein khác như thịt sẽ gây áp lực lớn đối với hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sữa không như các loại thực phẩm khác, không thể phân hủy trong tá tràng ruột non. Khi uống sữa, dạ dày cũng không tiết ra dịch tiêu hóa.
Kết hợp cá với sữa có thể gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng lên da, gây dị ứng. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn và gây ra bệnh tim. Những người bị chứng tiêu hóa kém sẽ bị khó tiêu khi ăn cá chung với sữa.
Sữa và muối có những tính chất hoàn toàn đối lập, tương phản nhau. Khi dùng sữa với muối sẽ có nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Có thể bạn không thấy những hậu quả tức thì, nhưng thói quen ăn uống xấu trong nhiều năm sẽ dần làm suy giảm sức khỏe của bạn.
Theo Dương Hòa/ laodong.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38