Những mũi tiêm vaccine của cuộc đời
Cùng điểm qua những loại vaccine nên tiêm ngừa trong suốt cuộc đời để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành.
|
Để an toàn cho sức khỏe, bạn và người thân nên tuân thủ tiêm chủng đúng lịch. |
“Đội quân áo giáp nhân tạo”
Cơ thể được bảo vệ bởi hai loại miễn dịch là tự nhiên và nhân tạo. Trong miễn dịch nhân tạo lại chia thành hai loại:
Miễn dịch chủ động: Được tạo ra do tiêm các loại ̣vaccine đặc hiệu. Vaccine đưa vào cơ thể chính là những loại vi khuẩn, virus (đã được giảm hoạt lực) để kích thích cơ thể tạo kháng thể, phòṇg tránh được bệnh.
Miễn dịch thụ động: Trong trường hợp khẩn cấp như đạp vào kim loại gỉ ́sét hoặc bị động vật nghi ngờ mắc bệnh dại cào cắn thì để phòng bệnh kịp thời, bác sĩ sẽ chỉ định huyết thanh kháng uốn ván hay huyết thanh kháng dại. Kháng huyết thanh khác vaccine ở chỗ kháng thể được trực tiếp đưa vào chứ không phải chờ cơ thể tự tạo.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Từ năm 1985, chương trình tiêm chủng mở rộng đã được chủng mở rộng đã được triển khai trên phạm vi cả nước. Các mũi vaccine được tiêm vào thời điểm cụ thể là:
- Sơ Sinh: Tiêm vaccine phòng lao (BCG) và viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
- 2 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng bạch hầu – ho gà - uốn ván (DPT); viêm gan B (VGB), viêm màng não mủ do Hib mũi 1 và uống vaccine ngừa bại liệt (OPV) lần 1.
- 3 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng DPT - VGB – Hib mũi 2 và uống vaccine ngừa bại liệt lần 2.
- 4 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng DPT – VGB – Hib mũi 3và uống vaccine ngừa bại liệt lần 3.
- 9 tháng tuổi: Tiêm vaccine ngừa sởi mũi 1.
- 18 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng DPT mũi 4 và sởi mũi 2.
Một số loại vaccine không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên tiêm cho trẻ là vaccine ngừa tiêu chảy cấp (cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi); vaccine ngừa cúm (trẻ từ 6 tháng tuổi).
Cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn
Bao gồm các loại:
- Vaccine ngừa viêm não Nhật Bản (JEV)
- Vaccine ngừa bệnh thủy đậu
- Vaccine ngừa sởi - quai bị - rubella
- Vaccine viêm gan siêu vi A
Ở người lớn có kết quả xét nghiệm HbsAg (viêm gan siêu vi B) âm tính, cần tuân thủ lịch tiêm 3 liều vaccine ngừa viêm gan B.
Lưu ý: Vaccine phòng thủy đậu, rubella và cúm có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Do đó, chị em cần được tiêm ngừa trước khi mang thai.
Trẻ trên 2 tuổi và người lớn
- Vaccine ngừa viêm não do não mô cầu (A + C)
- Vaccine ngừa viêm não, viêm phổi do phế cầu
- Vaccine ngừa thương hàn
- Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung (trẻ em từ 9 tuổi).
Vaccine uốn ván (VAT) cho phụ nữ
Thai phụ bị uốn ván có thể gây thai chết lưu và bé sinh ra dễ bị uốn ván rốn sơ sinh, tỷ lệ tử vong cao. Do đó, lưu ý lịch tiêm:
VAT 1: Lần đầu ở phụ nữ 15 đến 35 tuổi hay phụ nữ có thai
VAT 2: Ít nhất 4 tuần sau VAT 1
VAT 3: Ít nhất 6 tháng sau VAT 2 hoặc khi có thai lần sau
VAT 4: Ít nhất 1 năm sau VAT 3 hoặc khi có thai lần sau
VAT 5: Ít nhất 1 năm sau VAT4 hoặc khi có thai lần sau
Trường hợp đặc biệt
Người bị chó,mèo, khỉ...hay động vật nghi dại cắn, cào cấu làm trầy xước da nên tiêm huyết thanh kháng dại. Nếu bị trầy xước do sắt gỉ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm huyết thanh kháng uốn ván.
Tuy nhiên, để an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, bạn nên tiêm vaccine phòng chống bệnh dại và vaccine uốn ván. Điều này giúp đề phòng nguy hiểm mà bạn không biết hay không có điều kiện tiêm phòng kịp thời. Huyết thanh có giá thành cao và nhiều tác dụng không mong muốn hơn so với vaccine.
Lưu ý khi tiêm ngừa
- Tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng ở dịch vụ có khác nhau về các mũi vaccine và giá cả. Ngoài ra, khi đưa bé đi tiêm, bạn đừng quên mang theo sổ chích ngừa của bé để bác sĩ theo dõi và chỉ định chính xác loại và thời điểm tiêm.
- Sau khi tiêm ngừa, bạn nên ngồi lại ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng. Khi có một số biểu hiện nguy hiểm như: sốt cao, hạ thân nhiệt, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, vật vã, khó thở, nôn ói, đau quặn bụng… cần thông báo ngay với bác sĩ, điều dưỡng để được xử lý kịp thời.
- Thực tế, không có loại vaccine nào có thể đảm bảo phòng bệnh tuyệt đối. Hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, khả năng bền vững của kháng nguyên, miễn dịch giảm theo thời gian, vaccine không được bảo quản đúng, kỹ thuật tiêm sai sót, không tiêm đúng lịch hoặc bỏ tiêm nhắc… Gần đây có nhiều thông tin về trường hợp đáng tiếc xảy ra liên quan đến tiêm chủng nhưng đến nay, tiêm ngừa bằng vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Thực tế, lợi ích khi tiêm ngừa vaccine vẫn cao hơn nhiều so với những ca gặp phản ứng không mong muốn sau tiêm. |
Tư vấn chuyên môn: Ths. Bs. Hồ Vĩnh Thắng
Bệnh viện Pasteur TP. HCM
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38