Nhớ ngày Quốc lễ
Tour du lịch dịp Giỗ Tổ và 30.4: Nhiều lựa chọn hấp dẫn | |
Cận cảnh gói bánh chưng 2,5 tấn dâng Quốc tổ Hùng Vương | |
Sẵn sàng cho ngày giỗ Tổ | |
Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 3 ngày |
Truyền thuyết vang vọng mãi
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Phú Thọ vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Mặc dù đó là ngày mọi người dân đất Việt hướng về nguồn cội để tưởng nhớ, tri ân các vị Vua Hùng đã có công khai sinh, dựng nên non sông bờ cõi từ hồng hoang lịch sử, nhưng không phải ai cũng tường tận lịch sử của Giỗ Tổ Vua Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương |
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của người Việt, tức là cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày giỗ diễn ra hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ với nhiều hoạt động văn hoá dân gian, song trước đó 9 ngày, các hoạt động văn hóa cộng đồng đã diễn ra nhộn nhịp. Ngày 10 tháng 3 Âm lịch là ngày Giỗ chính thức với lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng và đây cũng là hoạt động cuối cùng trong dịp lễ
Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Vào thời vua Trần năm 1470 đã để lại bản Ngọc Phả đóng dấu kiềm để lại Đền Hùng. Bản Ngọc phả ấy viết rằng: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê. Tất cả vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”. Nhà Trần băng hà, bản Ngọc Phả được truyền lại cho đời sau, và coi đó là giao phả chính cốt Tổ tiên dòng dõi của người Việt.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Mùa thu năm 1954, vào ngày 18/9 tại Đền Hùng, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 308 Quân tiên phong. “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn ấy thêm một lần nữa ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức người Việt về ghi ơn, tạc dạ công lao của các Vua Hùng dựng nước. Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 Âm lịch).
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn- Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc
Chung một tấm lòng
Có lẽ trên trái đất này không có dân tộc nào lại có sự gắn kết “cùng chung dòng máu” như dân tộc Việt Nam. Hơn 90 triệu dân, là hơn 90 triệu trái tim, hơn 90 triệu khối óc sống trên mọi miền Tổ quốc được phân bố không đều trong 54 dân tộc anh em, nhưng đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Trải qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, dù người ở miền xuôi, người nơi miền ngược, kẻ đầu non, người góc biển, người đang sinh sống trên đất nước Việt Nam hay ở nước ngoài; cán bộ công chức hay dân thường; bộ đội công an hay người lao động… tất cả đều ý thức rằng mình đang mang trong người dòng máu Rồng Tiên, đều là con Lạc, cháu Hồng, có cùng một cội nguồn, cùng một Tổ tiên.
Chính vì “cùng chung dòng máu” ấy, mà mỗi người đều ý thức được sự đoàn kết một lòng. Đỉnh cao của biểu hiện tinh thần đoàn kết ấy là “Kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng. Trong cuộc chiến đấu trường chinh của dân tộc, dân tộc Việt Nam đánh thắng hai đế quốc to không phải chúng ta có quân hùng tướng mạnh và vũ khí hiện đại, mà thắng địch nhờ có tinh thần đoàn kết một lòng. Đó là sức mạnh nội lực kết tinh từ ý thức bảo vệ Tổ quốc trong sâu thẳm mỗi trái tim người Việt. Trong thời bình, Việt Nam xây dựng đất nước phồn thịnh như, cũng chính là xuất phát từ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Khi “biển Đông dậy sóng”, hơn 90 triệu người dân Việt Nam và đông đảo Việt kiều ở nước ngoài lên án mạnh mẽ. Đó là bảo vệ chính đáng của một dân tộc có chủ quyền, mà chủ thể của nó là hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam
Nhớ ngày Giỗ Tổ cả nước cùng thành kính hướng về cội nguồn, cùng thắp nén hương tưởng nhớ những người đã dày công dựng nước. Ngắm nhìn non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ địa đầu Móng Cái đến chót mũi Cà Mau, chúng càng thấm thía lời căn dặn của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Giữ nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại, ngoài lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí như trong kháng chiến cứu quốc, còn đòi hỏi phải có trí thông minh, sáng tạo, có tầm nhìn, biết nắm bắt thời cơ, phải biết nhận dạng “kẻ thù” của đất nước mình. Hãy hướng về đất Tổ để ngưỡng vọng Tổ tiên. Hãy lắng nghe tiếng gọi của hồn thiêng sông núi để để tự hào mình là nòi giống Rồng Tiên. Hãy thể hiện tình yêu non sông Tổ quốc bằng những việc làm có ích cho bản thân, có lợi cho gia đình và xã hội. Để mỗi năm đến ngày Quốc lễ, trong trái tim hơn 90 triệu người dân Việt Nam lại hội tụ về Phú Thọ, thắp nén hương thành kính tri ân, và thắp trong trái tim niềm tự hào dòng máu Lạc Hồng.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40