Nhờ kỹ thuật này, đàn ông có thể mang thai như phụ nữ
7 sai lầm nguy hiểm mà nhiều phụ nữ mắc phải khi mang thai | |
Những người tuyệt đối không ăn ốc nếu không muốn xảy ra hậu họa | |
Nguy hiểm nếu bị ngộ độc thực phẩm lúc mang thai |
Khởi đầu tiến trình gây tranh cãi này là Tiến sĩ Amel Alghrani của trường Đại học Liverpool, ông cho rằng nếu chương trình này được cho phép và thành công, thì cả người chuyển giới và nam giới thông thường đều có thể "trải nghiệm niềm vui mang thai" như những người phụ nữ.
Các bác sĩ phụ khoa ngày càng tin rằng cấy ghép tử cung của người hiến tặng vào cơ thể chứa nội tạng nam giới là điều hoàn toàn có thể. Điều này đã được nhắc đến nhiều lần suốt 10 năm trước đây. Một bác sĩ hàng đầu đã cho biết điều đó vào 10 năm trước. Sự thành công gần đây của những ca cấy ghép tử cung cho phụ nữ sinh ra không có tử cung đã cho thấy bước tiến gần hơn với điều này.
Từ năm 2014, trên thế giới đã có ít nhất năm trẻ em được sinh ra từ phụ nữ thiếu tử cung bẩm sinh sau khi họ được ghép tử cung hiến tặng trong chương trình tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển. Sự thành công đáng nhớ này đã khiến nhiều phụ nữ chuyển giới mong muốn họ được thực hiện cấy ghép tử cung.
Theo những người ủng hộ bình đẳng giới, triển vọng cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới là có thể. Hayden Cross, 21 tuổi, sống tại Gloucaster, là người chuyển giới đầu tiên sắp sửa mang thai. Cô đã không quan hệ trong vòng một năm để có con từ tinh trùng hiến tặng.
Giáo sư Steven Weyers của bệnh viện Đại học Ghent tại Bỉ, đang bắt đầu chương trình cấy ghép tử cung cho khoảng 20 phụ nữ vào cuối năm nay. Ông cho rằng việc cấy ghép cho người chuyển giới cũng có thể bắt đầu "trong vòng 1 thập kỷ này".
Theo Tiến sĩ Alghrani, điều này có thể dẫn tới nhiều yêu cầu cấy ghép hơn nữa, bao gồm cả ở nam giới dị tính vì các cặp đôi có thể "đồng trải nghiệm và chia sẻ các gánh nặng sinh đẻ và niềm vui mang thai". Ngoài các cặp đôi đồng tính, cả nam giới độc thân cũng có thể tự sinh con để tránh các rắc rối về thừa kế.
Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về đạo đức và giới tính. Nhiều người cho rằng những người sinh ra là nam giới, được tiêm hooc mon nữ và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chuyển giới để có vẻ ngoài nữ tính cũng khó có thể là phụ nữ thực sự, và khả năng làm mẹ của nam giới khá hạn chế.
Đồng thời, việc này cũng có thể gây tranh cãi về điều gọi là "thứ làm nên phụ nữ thực sự". Những phụ nữ phải trải qua áp lực, bất công vì khó mang thai, những vấn đề nghỉ thai sản, chăm sóc trẻ em của phụ nữ có thể thực sự bị gạt sang bên khi "phụ nữ cũng có thể được tạo thành từ ống nghiệm và phẫu thuật".
Theo Lan Thảo/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38