Nhiều trường hợp phải đi cấp cứu vì ăn lá, hoa cây hoa chuông
Ngộ độc thực phẩm, 107 công nhân cấp cứu | |
Ăn sam, 5 người ngộ độc, 1 người chết | |
Suýt chết vì ăn quả dại |
Ngày 13/4/2015, khoa Hồi sức (BVĐK Hà Đông) tiếp nhận trường hợp bà Đào Thị N. cùng chồng là ông Lê Văn L. (62 tuổi, quê ở Thanh Oai, Hà Nội) bị ngộ độc nặng. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước đó, đôi vợ chồng này có lấy lá của cây hoa chuông nấu canh ăn trong bữa tối vì nghe đồn nó rất tốt cho sức khỏe. Sau khi ăn khoảng 10 phút, vợ chồng bà N. lần lượt xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, vật vã… Người nhà thấy vậy đã vội vàng đưa họ vào viện cấp cứu.
Một bệnh nhân phải nhập viện vì ăn hoa của cây hoa chuông. |
Không riêng vợ chồng bà N., trước đó có trường hợp anh Yên và anh Quyết đã ăn thịt chó hấp lá hoa chuông. Sau khi ăn 5 phút, 2 người có biểu hiện tê lưỡi, buồn nôn, kích thích, vật vã, mê sảng, giãn đồng tử. Người nhà đã kịp thời đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện cấp cứu. Các bác sĩ đã tiến hành rửa dạ dày, dùng thuốc lợi tiểu, truyền dịch, trợ tim cho hai bệnh nhân này.
Không chỉ lá mà hoa của loài hoa này cũng vô cùng độc tính. Trước đó ngày 9/10/2013, tại tịnh xá Kỳ Quang, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể vì dùng hoa của cây hoa chuông để ăn lẩu. Chỉ vì nghe nói loại hoa này giúp tăng huyết áp nên 4 người gồm 2 nhà sư là Lê Công Diễn (63 tuổi), Nguyễn Thành Công (22 tuổi) và 2 Phật tử Lê Văn Tây (63 tuổi), Nguyễn Thành Phát (19 tuổi) đã hái 20 bông cho vào nồi. Ăn xong khoảng 10 phút thì thấy người lâng lâng, xây xẩm phải chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng cấp cứu, sau đó chuyển lên bệnh viện tỉnh.
Cây hoa chuông |
Theo chia sẻ của bác sĩ Phan Thạch Khuê, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng các bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng ngộ độc, bị ảo giác, nói sảng, la hét, nhịp tim nhanh. Sau khi được điều trị tích cực, đến trưa 10/10, có 3 bệnh nhân phục hồi, còn Nguyễn Thành Phát vẫn bị ảo giác…
Có thể nói hoa chuông có hình dáng rất đẹp nhưng đây là một loài rất hoa độc. Nếu ăn phải sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và đau cơ bắp. Loạn nhịp tim cũng có thể là một triệu chứng đi kèm. Chất độc có thể gây ra hiện tượng nôn ói, tiêu chảy và tim đậm chậm lại, nếu trúng độc nặng có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra ở điều kiện bình thường, người tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38