Nhiều khó khăn trong công tác chống dịch sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội. Riêng trong những ngày tháng 7 đã qua, trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 1.200 ca mắc mới. Thế nhưng, công tác chống dịch ở nhiều nơi gặp không ít khó khăn...
nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet Cách chống muỗi đơn giản để hạn chế sốt xuất huyết
nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet Bộ Y tế: Dịch sốt xuất huyết cảnh báo diễn biến phức tạp, nguy hiểm

nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet

Phun thuốc diệt muỗi đề phòng dịch sốt xuất huyết.

Dập dịch chưa triệt để

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố ghi nhận hơn 6.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Tại một số quận, huyện như: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Trì…, số người mắc sốt xuất huyết tăng từ 6 đến 10 lần so với năm 2016. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lo ngại, năm nay, mùa mưa đến sớm và sự gia tăng các công trình xây dựng với nhiều khu nhà trọ mọc lên khiến công tác chống dịch sốt xuất huyết không đơn giản… Môi trường sống ô nhiễm, xuất hiện nhiều ổ bọ gậy chính là nguyên nhân khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Thông thường, đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 9 và tháng 10.

Tuy nhiên, mới tháng 7 Hà Nội đã rơi vào đỉnh dịch đầu tiên trong năm. Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn có thể kéo dài đến cuối năm 2017 và dự báo, vào tháng 9 và 11 tiếp tục có những đỉnh dịch mới. Trong khi đó, tại các quận, huyện, công tác chống dịch gặp không ít khó khăn. Quận Hoàng Mai hiện có số ca mắc cao nhất ở Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận chia sẻ, các công trình xây dựng có nhiều lán trại để công nhân ở, sinh hoạt.

Có nơi sau khi công nhân mắc sốt xuất huyết, chính quyền địa phương xuống khoanh vùng, dập dịch, hướng dẫn vệ sinh môi trường... nhưng, chỉ thời gian ngắn khi quay lại kiểm tra, mọi sự “đâu lại vào đấy”. Còn theo ông Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, khó khăn trong công tác chống dịch là do "người không đủ, sức không có". Nơi tập trung nhiều ổ bọ gậy lại chính là những bình chứa nước trên mỗi nóc nhà. Dù vậy, không thể vận động người dân tháo gỡ.

Ngoài ra,việc phun hóa chất cũng cần phải kiểm soát lại quy trình. Theo phản ánh của nhiều người dân, có nơi quá trình phun thuốc diễn ra rất nhanh, thậm chí chưa xong, cán bộ đã rút. “Mức kinh phí phun thuốc được tính theo ca, cụ thể là 200.000 đồng/ca/ổ dịch. Vì vậy, phun nhanh sẽ được nghỉ sớm. Để tăng hiệu quả, việc phun hóa chất nên điều chỉnh thành 100.000 đồng/giờ. Nếu khoán theo giờ, cán bộ phun thuốc sẽ có trách nhiệm hơn, phun đúng quy trình”, ông Khuất Văn Sơn đề xuất. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, dịch sốt xuất huyết gia tăng là do công tác dập dịch chưa triệt để.

Việc phun hóa chất rất hiệu quả với đàn muỗi chứa mầm bệnh. Thế nhưng, có nơi chỉ sau 2-3 ngày phun thuốc lại xuất hiện muỗi mới mang mầm bệnh. Điều này chứng tỏ việc diệt bọ gậy chưa tốt. Hiện có nhiều biện pháp phun thuốc diệt muỗi. Với máy phun cỡ lớn trên xe ô tô áp dụng cho những công trường xây dựng, còn máy phun đeo vai sẽ áp dụng cho từng ngõ xóm, từng hộ gia đình và phun mù nhiệt có hiệu quả ở các bãi đất trống, nhà trọ…

Hóa chất diệt muỗi được phun là loại tốt, máy phun chuyên dụng nhập từ Đức. Muốn tăng hiệu quả, theo ông Nguyễn Nhật Cảm, lực lượng trực tiếp đi phun phải được đào tạo, tập huấn và phải trả công đúng, đủ. Đối với lực lượng cộng tác viên đến từng nhà truy tìm và diệt bọ gậy cũng cần được chi trả thù lao xứng đáng. “Tôi được biết có phường ở quận Hoàng Mai hay Đống Đa chi phí cho cộng tác viên 10.000 đồng - 20.000 đồng/ngày. Như vậy, họ chỉ đến các hộ gia đình “ngó nghiêng” rồi về, việc diệt bọ gậy không triệt để được”, ông Nguyễn Nhật Cảm nêu vấn đề.

Khó mấy cũng phải làm

Số ca mắc sốt xuất huyết năm 2009 là 15.000-16.000 nhưng chỉ có 4 trường hợp tử vong. Năm 2015 có 15.000 trường hợp mắc nhưng không có trường hợp tử vong. Năm nay mới có hơn 6.000 trường hợp mắc nhưng đã có 3 người tử vong. Do đó, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh yêu cầu các bệnh viện cần tăng cường thêm giường bệnh, nhân lực, thuốc, đồng thời tổ chức tập huấn lại phác đồ điều trị của Bộ Y tế, từ phân loại, cách thức điều trị cho người lớn, trẻ em, khi nào truyền dịch, truyền bao nhiêu…

Với những bệnh nhân đang nằm điều trị tại các bệnh viện phải yêu cầu họ mắc màn. Vì khi muỗi đốt người bệnh rồi đốt người khác sẽ lây truyền bệnh. Bản thân các bệnh viện cũng phải tổ chức vệ sinh môi trường thường xuyên… Chống dịch sốt xuất huyết không phải là câu chuyện của một hay hai tháng mà là vấn đề của nhiều năm. Vì cứ 10 năm số ca mắc thường tăng gấp đôi, vì vậy khẩu hiệu: “Không có muỗi, không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết” không bao giờ cũ và đây là việc dễ làm.

Mỗi người dân nên thay nước bình hoa hằng ngày, chú ý diệt lăng quăng bằng thu dọn phế thải, chai, lọ, bình, vỏ xe… chứa nước đọng. Chỉ cần hai ngày là đủ để muỗi đẻ trứng và bắt đầu vòng đời mới. Để chống dịch đạt hiệu quả, ông Nguyễn Nhật Cảm đề xuất thành lập đội tình nguyện viên xung kích diệt bọ gậy, đồng thời hướng dẫn từng hộ gia đình tìm bọ gậy, diệt bọ gậy, diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết. Mỗi tổ, cụm dân cư nên thành lập một đội 5-10 người. “Chống dịch không đơn giản nhưng khó mấy chúng ta cũng phải làm và phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa”, ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định.

Lập bản đồ dịch tễ tại các xã, phường

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đề xuất, để giám sát tốt các ổ bọ gậy - nơi sản sinh muỗi sốt xuất huyết, tại các xã, phường cần phải lập bản đồ dịch tễ, lập danh sách tất cả các hộ gia đình, các hộ có cho thuê trọ, gồm: Tổng số phòng thuê, số người thường xuyên ở trọ.

Ngoài ra, cần lập danh sách các công trường xây dựng, các bãi đất trống, các nghĩa trang, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đình, chùa, miếu, chợ, khu dịch vụ, khu vui chơi, ăn uống... Sau đó, hằng tuần tổ chức diệt bọ gậy triệt để ở tất cả các khu vực trên.

Theo Thu Trang/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Quá trình già hóa dân số nhanh chóng dẫn đến nhiều thách thức về tình trạng suy giảm và thiếu hụt nguồn nhân lực... Để thích ứng và giảm tốc độ già hóa nhanh, Hà Nội đã tập trung thực hiện các biện pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn thành phố.
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi.
Xem thêm
Phiên bản di động