“Nhảy việc” câu chuyện cũ mà mới

Tình trạng lao động trẻ thích “nhảy việc” nhiều và nhanh vẫn đang diễn ra khá phổ biến tại thị trường lao động Việt Nam. Điều này khiến cho các nhà tuyển dụng gặp khó khăn và tốn kém hơn trong việc tuyển dụng đào tạo nhân viên mới.
nhay viec cau chuyen cu ma moi Nhân lực ngành công nghệ thông tin: Lương cao vẫn nhảy việc
nhay viec cau chuyen cu ma moi 6 kỹ năng cần có nếu muốn ‘nhảy’ việc

Trong báo cáo mới đây do Tập đoàn Navigos group (Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự) thực hiện, có tới 69% ứng viên thế hệ Y (những người sinh năm 1980 đến 1996, chiếm gần 30% dân số, tương đương khoảng 27 triệu người) tham gia khảo sát cho biết họ đang cân nhắc chuyển việc; 70% ứng viên làm việc trung bình từ 4 năm trở xuống tại một công ty.

nhay viec cau chuyen cu ma moi
Các bạn trẻ hiện nay có nhiều cơ hội chọn lựa chỗ làm hơn so với trước kia.

Điều này có thể thấy mức độ gắn bó của thế hệ Y với tổ chức thấp. Chị Lê Thị Văn (28 tuổi, ở Hà Nội) vừa nộp đơn xin nghỉ công việc quản lý hành chính sau hơn 1 tháng chuyển tới công ty mới.

Chia sẻ về quyết định trên, chị Văn cho biết: “Mặc dù giữ vị trí quản lý được bố trí chỗ ở, phụ cấp cao hơn nhân viên nhưng đây vẫn là công ty nhỏ, mức lương khởi điểm có hơn 5 triệu đồng. Vì thế tôi đã quyết nghỉ việc để đi tìm cơ hội khác dù giám đốc thuyết phục ở lại, hứa hẹn sẽ tăng lương ngay sau thời gian thử thách”.

Trước thực tế trên, ông Benjamin Aw- Chuyên gia Huấn luyện Cao cấp người Singapore về Định hướng Phát triển nghề nghiệp thuộc Growth Catalyst Vietnam (Tổ chức đào tạo cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện cho doanh nghiệp) nêu quan điểm: “Bản chất của “nhảy việc” nhìn dưới góc độ sự vận động của thị trường lao động ít nhiều có tính tích cực.

Nó tạo ra các cơ hội cho người lao động và góp phần vào sự đa dạng hóa kĩ năng của người lao động. Tuy nhiên, đối với thị trường lao động Việt Nam, khi các nhà đầu tư nước ngoài xem đây là thị trường màu mỡ để phát triển nhờ vào đội ngũ lao động chăm chỉ, có kĩ năng và làm việc lâu dài thì tốc độ “nhảy việc” nhanh của người lao động đang trở thành mối lo ngại lớn đối với nhà đầu tư”.

Theo ông Benjamin Aw, người lao động trẻ nếu có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, “nhảy việc” sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt và bền vững. Góp phần xây dựng bộ hồ sơ cá nhân có định hướng, chuyên nghiệp. Để làm được điều này, ngoài việc phân tích, tìm kiếm những thông tin về công việc và nhà tuyển dụng, người lao động cần hiểu và đánh giá được bản thân, xây dựng cho mình lộ trình làm việc lâu dài, chấp nhận những thử thách mà công việc mang lại.

TS. Đặng Hoàng Vũ - Ban Công nghệ tập đoàn FPT (Tiến sĩ ngành Toán học tại Đại học Cambridge, Anh quốc) nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề lao động trẻ thích thay đổi nơi làm việc xuất phát từ hai phía. Sau 2 - 3 năm làm việc tại một công ty, người lao động đã tích lũy thêm kinh nghiệm nên nhu cầu tăng lương cao hơn.

Lúc này doanh nghiệp tìm cách đuổi nhân viên cũ đi bằng hình thức tuyển người mới với mức lương thấp hơn, quan trọng những vị trí công việc trên không cần nhiều kỹ năng. Còn người có kinh nghiệm nếu được nơi khác trả mức lương cao hơn họ sẵn sàng đi. Những công ty như thế không phải chủ công ty không tốt mà cái họ quan tâm hàng đầu là tìm cách để công ty sống.

“Lao động trẻ họ quan trọng nhất là cơ hội để khẳng định mình. Người trẻ cứ “nhảy việc” đi khi chưa phải chịu gánh nặng gia đình hay lo cho ai. Tuy nhiên, đừng có ảo tưởng phong trào Startup (khởi nghiệp) sẽ nhanh giàu vì không phải ai cũng có khả năng kinh doanh, nhiều khi giàu nhờ đi làm cho các công ty dần dần tích lũy mà có”, TS.Đặng Hoàng Vũ đưa ra lời khuyên cho các ứng viên trẻ.

Đối mặt với vấn đề lao động trẻ có mức độ gắn bó với tổ chức thấp, đã buộc các nhà tuyển dụng hoặc phải tìm cách thích nghi với xu hướng chung của lao động trẻ hoặc cần tìm ra những phương pháp giúp tăng sự gắn bó giữa nhân viên với công ty.

Ông Nguyễn Minh Đức - CEO CyRadar, cựu Phó chủ tịch An ninh mạng của Bkav cho rằng trường hợp “nhảy việc” khi một doanh nghiệp khác trả lương cao hơn, điều kiện học tập tốt hơn là bình thường, chỉ nên chê trách những người chuyển việc quá nhiều, mỗi nơi làm được một thời gian ngắn.

Theo ông Minh Đức, để có vị trí việc làm tốt các lao động trẻ không nên nhảy việc quá nhiều. Về phía doanh nghiệp, cần quan tâm đến môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến là một trong những vấn quan trọng được các bạn trẻ vô cùng quan tâm.

Thực tế, nhảy việc thường xuất phát 2 nhóm. Nhóm có tay nghề và chuyên môn cao cần nơi làm việc có tư duy và trả lương cao; nhóm không đáp ứng được nhu cầu công việc. Do đó, vấn đề đặt ra để không bị mất những lao động có chất lượng cao cách tốt nhất doanh nghiệp phải biết giữ chân họ mà thôi.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

Quận ủy Hai Bà Trưng trao Huy hiệu Đảng cho 534 đảng viên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 79 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng vinh dự có 534 đồng chí được trao tặng Huy hiệu Đảng, trong đó 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng, 8 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, 2 đồng chí được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

Dự án nhà ở thương mại “mắc kẹt” với điều kiện có đất ở

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024 thì quy định nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được chấp thuận nhà đầu tư, không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, các dự án nhà ở thương mại không có đất ở vẫn phải tiếp tục “chờ”.
Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

Quận Thanh Xuân: Tặng quà, tri ân cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp Quốc khánh 2/9, lãnh đạo quận Thanh Xuân đã đến thăm, tặng quà một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Tháng 9 yêu thương

Tháng 9 yêu thương

(LĐTĐ) Tháng 9 yêu thương, thời khắc khi Hà Nội đắm chìm trong vẻ đẹp mùa thu, là chứng nhân cho tình yêu chân thành và nhớ nhung giữa chàng trai và cô gái.
Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

(LĐTĐ) Mỗi dịp Quốc khánh (2/9), cả nước lại rộn ràng trong sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc, biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng tinh thần này, các thầy cô và học viên của SunUni Academy đã đồng loạt để hình nền cờ đỏ sao vàng trên các thiết bị cá nhân để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.

Tin khác

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động do có các vi phạm về ký không đúng mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chậm đóng tiền vào quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước…
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

(LĐTĐ) Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 7 vừa qua, thị trường Hà Nội tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Trong tháng 7, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động.
Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

Xem xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ triển khai rà soát và xét chuyển 7.191 viên chức thành công chức, rà soát biên chế, tài chính đặc thù và tình hình biên chế giáo dục, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ và trình Bộ Chính trị.
Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

Cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên ngành báo chí, truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 23/8, Trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm VTV College năm 2024, sự kiện thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp tham gia tư vấn, tuyển dụng; cùng sự có mặt của gần 500 sinh viên các ngành/nghề báo chí, truyền thông, quay phim, kỹ thuật viên đa phương tiện, kỹ thuật viên đồ họa tham gia.
Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

Nhiều doanh nghiệp bị phạt vì coi thường an toàn lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm tới nay, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra khiến không ít lao động thiệt mạng. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thanh tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động, xử phạt doanh nghiệp vi phạm.
Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

Đồng bộ các giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định hoạt động doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả thị trường lao động.
TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

TP.HCM: Tuyển dụng công chức, viên chức từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ bổ sung vào đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) trên địa bàn số lượng 19 người từ sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ, trong đó số lượng CC là 14 người, VC là 5 người.
Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

Góc nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo nghề

(LĐTĐ) Với sự tham gia thảo luận của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo, nhà tuyển dụng, tọa đàm trực tuyến ''Xu hướng đào tạo nghề - Góc nhìn đa chiều" do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chiều ngày 19/8 đã đem tới cái nhìn đa chiều về xu hướng đào tạo, nhu cầu của thị trường và cơ hội việc làm sau đào tạo trong bối cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - Nhật Bản

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung, hiện có nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động