Nhà trường không chỉ dạy học, mà còn cần dạy sống
Suýt bỏ cuộc vì học sinh cá biệt
Dạy học không có nghĩa chỉ là lên lớp, giảng bài. Hàng nghìn học sinh là hàng nghìn cá nhân có cá tính, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Mong muốn của nhà trường và gia đình là giáo dục như thế nào để các em trở thành học sinh giỏi nhưng trước tiên phải là một con người trưởng thành cả về thể chất và tư duy. Câu hỏi này khiến những nhà giáo tâm huyết luôn đau đáu trong quá trình theo đuổi nghề giáo. Ranh giới giữa thành công hay thất bại nhiều khi rất mong manh và cái được, cái mất ở đây là một học sinh nên người hay trở thành gánh nặng cho xã hội.
Cô Trần Thị Thanh Tâm, giáo viên trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ về một lớp học của cô, nơi những học sinh không ngây thơ như thông thường: "Tôi đã chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn không khỏi bất ngờ". Cường là học sinh của lớp học đó. "Thoạt đầu nhìn em, tôi nghĩ phải là dân anh chị chứ không thể là học sinh vì những hình xăm trổ đầy người. Cãi lại thầy cô, bỏ học, bỏ nhà đều đã xảy ra với Cường nhưng tôi đã quyết tâm giữ cậu học trò này với nhà trường, với mình" – cô Tâm cho biết. Điều kỳ diệu không đến trong 1 tháng, thậm chí là 1 năm. "Nhiều lần tôi tưởng mình phải buông tay nhưng với sự kiên trì những tín hiệu tích cực dù rất nhỏ đã đến. Cường không còn tỏ ra bất mãn với xung quanh, biết kiềm chế cảm xúc, biết thông cảm cho bố mẹ, không nghỉ học một buổi nào trong cả học kỳ và từ học sinh trung bình phấn đấu thành học sinh tiên tiến…" – cô Tâm chia sẻ.
Cô Hà Ngọc Thủy, giáo viên của trường này cũng thừa nhận, cô đã suýt phải bỏ cuộc khi nhận lớp tuần đầu tiên. "Tôi dạy- chúng làm việc riêng, tôi nói- chúng nói to hơn tôi…" – cô Thủy nhớ lại. Một kế hoạch chi tiết được vạch ra như tìm ra kẻ cầm đầu phá bĩnh và những cô cậu a dua, cũng như cô lập kẻ cầm đầu. Yêu thương, nghiêm khắc, bao dung… kết quả là năm học kết thúc, cô Thủy nhận được lời nhắn: "Cô ở lại làm mẹ chúng con đi". Nhiều nhân vật cộm cán ở lớp từ nguy cơ lưu ban đã thành sinh viên đại học. Thành quả này, cô được nhận là niềm vui còn trò nhận được là cả một tương lai tươi sáng.
Thiếu chức năng tư vấn tâm lý
Trước sẻ chia về những khó khăn, vất vả để chăm lo tới từng học sinh chưa ngoan của các giáo viên chủ nhiệm, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng việc giáo dục đạo đức học sinh đang rất được Sở quan tâm và muốn thấy được kết quả từ thực tế giảng dạy trong các trường học để nhân rộng. Có thể thấy, bên cạnh việc dạy kiến thức thì việc làm sao để hoàn thiện nhân cách, lối sống của học sinh vẫn đang bị coi nhẹ, trong khi đây mới là điều mà phụ huynh mong mỏi.
Đấy là chưa kể các vấn đề về sức khỏe tâm thần của học sinh cũng ngày càng phức tạp. "Trong khi các hiện tượng rối nhiễu tinh thần ở học sinh như tăng động, trầm cảm, tự kỷ… ngày càng tăng trong các trường học thì việc bố mẹ, thầy cô phát hiện ra thường ở giai đoạn muộn, khó can thiệp hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh những hành động thiếu suy nghĩ, gây hại cho bản thân học sinh cũng như bạn bè. Điều này rất cần các thầy cô quan tâm và có phương pháp để nhận biết sớm những học sinh có triệu chứng này bởi đã có những trường hợp không phát hiện kịp thời dẫn tới hậu quả đau lòng" - ông Phạm Ngọc Tuấn đề nghị.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội đang khuyến khích và đặt ra định hướng có biên chế cho cán bộ tâm lý trong nhà trường. "Các trường chất lượng cao, tiến tới gồm cả trường chuẩn quốc gia đều phải có văn phòng tư vấn tâm lý với cán bộ có chuyên môn sâu. Hiện một số trường ở Hà Nội đã phát triển bền vững hoạt động này và đem lại hiệu quả cao" – ông Nguyễn Hiệp Thống chia sẻ.
Theo Bảo Anh/ ANTĐ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20