Nhà hát, rạp phim nhà nước: Trong chán… ngoài thèm
2500 vé xem hài kịch miễn phí tại nhà hát Tuổi trẻ | |
Trung tâm Văn hóa quận 1, 20 năm vượt khó đi lên |
Kết cục được đoán trước
“Kể từ ngày 23.11, rạp Dân chủ sẽ tạm ngừng hoạt động” – dòng thông báo ngắn ngủi dán trước cửa rạp Dân Chủ khiến không ít người yêu điện ảnh bất ngờ và nuối tiếc. Không tiếc sao được khi nơi đây là điểm sáng văn hóa của Thủ đô suốt hơn nửa thế kỷ qua. Ra đời từ năm 1954, rạp Dân Chủ nằm trên phố Khâm Thiên từng là một trong những rạp chiếu đông khách nhất nhì Hà Nội, đặc biệt là trong thời kỳ phim thị trường thập niên 1990. Rạp Dân Chủ có khoảng 326 ghế ngồi với màn ảnh rộng 300 inch và âm thanh vòm. Cho tới thời điểm này rạp vẫn thu hút một lượng người xem nhất định.
Thế nên, trước thông tin rạp Dân Chủ đóng cửa, nhiều người không giấu nổi nỗi buồn khi phải chia tay với rạp phim gắn với tuổi thơ của họ. “Mình là 8X đời cuối, không phải người Hà Nội nhưng cũng tiếc nuối vì có nhiều kỉ niệm với rạp này. Cách đây khoảng 8 năm mình rất hay ra rạp Dân Chủ xem phim buổi trưa. Hồi đó sinh viên năm thứ nhất, còn nghèo nên xem phim buổi trưa cho tiết kiệm, vì xem buổi trưa thì giá vé chỉ có 25.000 đồng/cặp. Từ lâu lắm rồi chẳng đến rạp này nữa nhưng nghe nói nó ngừng hoạt động thì vẫn thấy buồn...” – khán giả Lê Bá Khánh Toàn bày tỏ. Còn khán giả Đỗ Quốc Hưng chia sẻ: “Tuổi thơ tôi hay được bố đưa vào đây xem hài Việt Nam. Giờ lấy vợ rồi thì đưa vợ đi, sắp tới định đưa con. Ai ngờ... rạp đóng cửa, tự nhiên cảm thấy mất đi một cái gì đó của tuổi thơ”.
Rạp Dân Chủ tuyên bố tạm ngừng hoạt động. |
Tuy nhiên bên cạnh những bày tỏ nuối tiếc thì chị Nguyễn Gia Anh – một người xem trung thành của rạp này cho rằng, đây là kết cục được báo trước vì rạp có duy nhất 1 phòng chiếu, nhưng liên tục rơi vào cảnh “ế” khách khi mỗi phim chỉ bán trên dưới 10 vé. Có lần chị đi xem suất chiếu 7h tối mà cả rạp có 5 người. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do chính khiến rạp Dân Chủ đóng cửa. Liên hệ với rạp Dân Chủ, một nhân viên cho biết, rạp tạm dừng hoạt động để nâng cấp và chưa biết đến bao giờ hoạt động trở lại.
Thực tế, câu chuyện về một rạp chiếu phim của nhà nước tuyên bố ngừng hoạt động hoặc giải thể từ lâu đã được lường trước kể từ khi khái niệm “cụm tổ hợp rạp chiếu phim liên hoàn” ra đời. Theo thống kê của Bộ VH,TT&DL, toàn quốc hiện có khoảng hơn 100 rạp chiếu, nhưng chỉ có khoảng 40 rạp là đủ tiêu chuẩn và phần lớn nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị tư nhân như CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, BHD, Galaxy Cinema... Những cụm rạp này có số lượng phòng chiếu lớn, trang thiết bị hiện đại, không gian tích hợp cả ăn uống lẫn xem phim phù hợp với nhu cầu của giới trẻ. Bởi vậy, hệ thống rạp do Nhà nước quản lý dần trở nên yếm thế, hoạt động cầm chừng và dần buộc phải dừng cuộc chơi là cái kết dễ đoán.
Cần đầu tư đúng mục đích
Ông Nguyễn Xuân Vinh – Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương nhìn nhận, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim cũ của nhà nước hiện đang hoạt động không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Song, theo ông Vinh, nếu nói nhà hát, rạp chiếu phim đang thừa thì không hẳn đúng. Bởi có một nghịch lý, bên cạnh một số nhà hát, rạp phim có địa hình đẹp nhưng tồn tại như ngọn đèn trước gió thì lại có một số nhà hát chật vật tìm chỗ luyện tập và biểu diễn. Đơn cử như Nhà hát Cải lương Trung ương hiện tại vẫn chưa có một rạp hát xứng tầm để phục vụ công chúng yêu cải lương và khách du lịch trong và ngoài nước.
Toàn quốc hiện có khoảng hơn 100 rạp chiếu, nhưng chỉ có khoảng 40 rạp là đủ tiêu chuẩn và phần lớn nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài, các đơn vị tư nhân như CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, BHD, Galaxy Cinema... Những cụm rạp này có số lượng phòng chiếu lớn, trang thiết bị hiện đại, không gian tích hợp cả ăn uống lẫn xem phim phù hợp với nhu cầu của giới trẻ. Bởi vậy, hệ thống rạp do Nhà nước quản lý dần trở nên yếm thế, hoạt động cầm chừng và dần buộc phải dừng cuộc chơi là cái kết dễ đoán. |
Nghệ sĩ cải lương Quang Khải giãi bày, có một rạp hát của riêng mình là mong mỏi của bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ, lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam. Mặc dù trong những năm gần đây đơn vị này là một điểm sáng của sân khấu nghệ thuật truyền thống nhưng hiện tại điều ước “có một nhà hát” vẫn chưa thành hiện thực. Vừa qua, Nhà hát Cải lương Trung ương công diễn vở “Vua Phật” – một tác phẩm ca ngợi sự nghiệp và công đức của vị vua anh hùng - Phật hoàng Trần Nhân Tông trong hoàn cảnh phải đi thuê địa điểm ở nơi khác. Điều này khiến cho đoàn phải bó buộc hoàn toàn vào lịch trống của đơn vị cho thuê địa điểm nên gây không ít trở ngại cho các nghệ sĩ.
Được biết năm 2003, Nhà nước cũng đã ban hành đề án xây dựng, nâng cấp các rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm từ nay đến năm 2020 với kinh phí 10.800 tỉ đồng, trong đó Nhà hát Cải lương Trung ương cũng được phê duyệt xây dựng một rạp hát riêng. Nhưng theo ông Nguyễn Xuân Vinh, từ đó đến nay, “việc triển khai vẫn chưa đâu vào đâu”. Nói ra để thấy rằng, cái chúng ta thiếu hiện nay là hệ thống nhà hát, rạp phim chuyên nghiệp với khoa học kỹ thuật tiên tiến, mà ở đó mọi hoạt động phải phù hợp với từng loại hình nghệ thuật. Chúng ta vẫn duy trì hệ thống rạp, nhà hát hoạt động cầm chừng như hiện nay mà không có sự đầu tư đúng thỏa đáng thì trong nay mai, không biết rạp phim hay nhà hát nào sẽ tuyên bố đóng cửa.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46