Nhà hàng mất 80% khách, chủ nhà buộc phải giảm giá thuê
Làn sóng rao bán chung cư "cắt lỗ": Cơ hội vàng để mua nhà, đất giá rẻ | |
Ảnh hưởng bởi Covid-19: Bất động sản đang chờ cơ hội để bùng nổ? |
Ế khách đóng cửa, phải giảm giá mặt bằng
Báo cáo của CBRE Việt Nam vừa công bố cho thấy, đầu năm 2020, nhiều chủ đầu tư đang trong tư thế chờ đợi với những chính sách hỗ trợ khách thuê với hy vọng dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát. Trong tháng 3, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu hỗ trợ giá thuê và tăng cường hoạt động kích thích mua sắm.
Các mức giảm giá thuê từ 20-30% đã được áp dụng tại một số dự án, và có khả năng sẽ tiếp tục trong quý 2/2020 nếu dịch bệnh không được kiểm soát chặt chẽ trước thời điểm giữa năm. Giá chào thuê chưa ghi nhận điều chỉnh, giá thuê thực khu vực trung tâm quan sát mức giảm 6,6% theo quý. Ngoài trung tâm chịu tác động mạnh hơn, chứng kiến mức giảm 18,1% theo quý.
Trung tâm thương mại đìu hiu, cà phê trà chanh đóng cửa |
Các quyết định giảm giá tiền thuê được áp dụng từ tháng 4 trở đi sau yêu cầu đóng cửa hoạt động của Chính phủ có thể gây áp lực hơn nữa đối với giá thuê của thị trường bán lẻ Hà Nội. Tác động dự kiến sẽ lớn hơn đối với các dự án ngoài trung tâm, trong khi giá thuê tại khu vực trung tâm sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ hơn.
Về tỷ lệ trống, dù các trung tâm thương mại hiện đang dừng hoạt động do dịch bệnh, chưa ghi nhận yêu cầu chấm dứt hợp đồng đến từ các khách thuê. Sự gia nhập và mở rộng của một vài các nhãn hiệu cao cấp tại Hà Nội đã đóng góp trong việc giảm tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm..
Theo CBRE VN, bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng sớm nhất từ đại dịch Covid-19. Trong quý 1, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú Việt Nam lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lưu lượng khách đến mua sắm bắt đầu giảm từ tháng 2 và đến cuối tháng 3 đã giảm xấp xỉ 70-80% tại các dự án.
Doanh thu các ngành hàng được ghi nhận giảm khác nhau dưới sự ảnh hưởng của Covid-19: các ngành hàng buộc phải đóng cửa như Giáo dục gần như không có doanh thu, trong khi ngành hàng ăn uống, thời trang, phụ kiện hoặc giải trí thì doanh thu có thể giảm từ 50-80%. Một vài thương hiệu ăn uống buộc phải cắt giảm hoạt động của nhiều chi nhánh.
Theo hướng dẫn của Chính phủ, các trung tâm mua sắm hiện đã bị đóng cửa, dự kiến đi lại hoạt động sớm nhất từ 15/4 hoặc cho tới khi có chỉ thị mới. Các tuyến phố kinh doanh chính cũng chứng kiến việc đóng cửa hàng loạt, cũng như việc khách thuê chấm dứt hợp đồng do sức ép từ việc tạm ngừng kinh doanh.
Thích ứng mô hình kinh doanh mới
Trong khi hoạt động bán lẻ tại các TTTM đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, thương mại điện tử đang ghi nhận những con số tăng ấn tượng. Dịch bệnh bùng phát đã dẫn tới sự gia tăng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, với chi tiêu cho trực tuyến tăng mạnh kể từ tháng 1 năm nay.
Nhằm đối phó với dịch bệnh, nhiều nhà hàng đã chọn kinh doanh trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử như Now và GrabFood, hoặc thậm chí áp dụng các dịch vụ giao hàng của riêng họ. Ngoài ra, các hệ thống siêu thị đang chạy đua về con số doanh thu qua điện thoại/bán hàng trực tuyến, khi người dân có xu hướng dự trữ thực phẩm trong thời gian cách ly.
Các kênh siêu thị điện tử như SpeedL của LotteMart đã ghi nhận mức tăng 100-200% trên số đơn hàng, trong khi Vinmart mở rộng phạm vi giao hàng tại hầu hết các siêu thị còn đang hoạt động.
Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong các tháng tới khi người mua vẫn tránh đi tới các TTTM và những địa điểm đông đúc khác.
Đánh giá về thị trường, đại diện CBRE VN cho rằng, nguồn cung mới trong năm 2020 dự kiến vào khoảng 103.000 m2. Hầu hết các chủ đầu tư đều đang ở trạng thái chờ đợi trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tác động của dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến việc mở rộng và mở mới các dự án TTTM trong năm nay.
Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ Hà Nội vẫn dự kiến đón nhận hơn 450.000 m2 sàn trong 3 năm tới, chủ yếu tập trung tại các khu vực ngoài trung tâm. Trong khi khu vực phía Tây và Đống Đa - Ba Đình tiếp tục đóng vai trò là cụm bán lẻ chính của Hà Nội, việc phát triển thêm các dự án mới tại các khu vực khác trên toàn thành phố sẽ giúp tạo ra nhiều điểm mua sắm thay thế.
Theo D.Anh/vietnamnet.vn
https://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/giam-tien-thue-nha-de-cung-vuot-qua-covid-19-632369.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Dự án 22/12/2024 18:39
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Thị trường 15/12/2024 16:51
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh
Thị trường 12/12/2024 12:47
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 10:49
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”
Bất động sản 11/12/2024 21:32
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Thị trường 10/12/2024 16:42
Sắp đấu giá khu đất quận nội thành Hà Nội, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2
Thị trường 10/12/2024 06:50
Aqua City bàn giao nhà phố, biệt thự cho cư dân
Dự án 09/12/2024 22:05
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản
Thị trường 08/12/2024 19:21