Nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh vẫn còn khó khăn | |
Phụ nữ đang mang thai cần đề phòng sốt xuất huyết |
Bị bệnh tim kèm khối u xơ tử cung nặng
Đơn cử như trường hợp của sản phụ Bùi Thị H. (SN 1985, quê Nam Định) mắc bệnh tim nhập viện Bạch Mai trong tình trạng hết sức nguy kịch. Theo PGS.TS. BSCKII Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh nhân H. phát hiện bệnh tim từ năm 18 tuổi, tình trạng bệnh hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ nhiều và đã được thay 2 van nhân tạo cơ học năm 2011. Sau đó, sức khỏe ổn định, năm 2016, H. đã lập gia đình. Mặc dù đã được các bác sĩ tim mạch khuyến cáo song với khát khao được làm mẹ, H. vẫn quyết tâm sinh con.
Cuối năm 2017, phát hiện mình có thai H. vừa mừng vừa lo. Mặc dù sau khi thay van nhân tạo cơ học, sức khỏe ổn định, có thể đi làm công nhân tại công ty may gần nhà, tuy nhiên từ khi có bầu, sức khỏe của H. bị ảnh hưởng, phải nghỉ làm để theo dõi và chăm sóc sức khỏe của hai mẹ con. Đến khi thai được 34 tuần tuổi, với tình trạng mệt mỏi và khó thở, đi khám thai các bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh tim của H. rất nguy kịch: Van động mạch chủ hẹp nhiều, đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con nên đã được chuyển đến Khoa Cấp cứu và Hồi sức Tim mạch C1, Bệnh viện Bạch Mai.
Những thai phụ có tiền sử bệnh tim nếu muốn sinh con cần sự chẩn đoán sớm bệnh, đồng thời có sự tư vấn, theo dõi sát sao của các bác sĩ chuyên khoa. |
Theo PGS. Tạ Mạnh Cường, hẹp van động mạch chủ cơ học là bệnh lý tim mạch rất nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ lẫn con. Với mẹ, hẹp van động mạch chủ nặng có thể dẫn đến suy tim, phù phổi, thậm chí đột tử bất cứ lúc nào mặc dù triệu chứng lâm sàng khá nghèo nàn. Còn đối với thai nhi, khi mẹ bị hẹp động mạch chủ nhiều có thể dẫn đến suy thai do thiếu oxy.
Khi biến chứng tim mạch xảy ra đối với người mẹ (suy tim, phù phổi cấp...) thì tính mạng của thai nhi rất khó bảo toàn, mà lúc này thai nhi đã gần được 35 tuần tuổi. Bệnh cạnh đó sản phụ có một khối u xơ tử cung rất lớn, nằm chắn đường ra của thai nhi nên khó có thể sinh con tự nhiên giống như các cuộc chuyển dạ bình thường. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đầu ngành chuyên khoa Nội Tim Mạch, Ngoại Tim Mạch, Sản, Nhi, Hồi sức tích cực, Gây mê Hồi sức, Huyết học bệnh viện đã quyết định phẫu thuật lấy thai nhi. Tuy nhiên, tiên lượng cho cả hai mẹ con đều rất nặng nề.
Ngay sau hội chẩn, bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy thai thành công, bên cạnh đó, bác sĩ cũng lấy ra một khối u xơ tử cung nặng đến 4kg ở đoạn dưới tử cung của sản phụ. “Như vậy, sản phụ đã mang trong mình cả thai và khối u là 4kg – một sự gắng sức quá nặng nề đối với một bà mẹ mang 2 van tim nhân tạo, trong đó một van đang trong tình trạng hẹp rất nặng. Còn thai nhi là một bé trai nặng 2 kg, đã được chuyển ngay tới phòng Hồi sức sơ sinh của Khoa Nhi để hồi sức và kiểm soát theo chế độ của trẻ sơ sinh non, yếu có nguy cơ cao”- PGS. Tạ Mạnh Cường cho biết.
Sau phẫu thuật lấy thai và lấy khối u xơ tử cung, sản phụ tiếp tục được theo dõi tại Khoa Gây mê Hồi sức của Bệnh viện. Rất may mắn, sản phụ bình phục khá nhanh và đáp ứng với thuốc điều trị. Còn tại khoa Nhi, trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong lồng ấp, thở máy và chăm sóc tích cực. Sau 8 ngày điều trị tại Khoa Nhi đến nay sức khỏe của cháu bé đã ổn định và tiến triển tốt, cháu có thể tự bú được 30 ml sữa/bữa. Đặc biệt, cháu bé đã được khám sàng lọc và không bị mắc tim bẩm sinh.
Vì sao phụ nữ bị bệnh tim lại nguy hiểm?
Đánh giá về ca bệnh này, PGS. Tạ Mạnh Cường nhấn mạnh: Trong những trường hợp bệnh nhân H, việc tiên lượng, khẩn trương đưa ra hướng xứ trí kịp thời, hợp lý giữa các chuyên khoa để cấp cứu cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Ca mổ lấy thai thành công, cả mẹ và thai nhi đều được cứu sống trong tình huống hết sức khó khăn là kết quả của sự phối kết hợp hiệu quả, đầy trách nhiệm của các bác sĩ, giữa các khoa của viện Bạch Mai. Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ đã có tiền sử về tim mạch, nếu muốn có thai đều cần được tư vấn và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa trước khi quyết định để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Còn PGS.TS Phạm Bá Nha, Trưởng Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trước đây nhiều người cho rằng, khi bị bệnh tim thì không nên lấy chồng. Nếu có lấy chồng thì không nên mang thai và nếu có thai thì không nên sinh con. Cuối cùng, nếu đã sinh con ra thì không nên cho con bú… Nhưng các tiến bộ khoa học ngày nay đã làm thay đổi quan niệm này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bản thân người bệnh phải có sự hiểu biết để chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai của mình.
Theo PGS. Phạm Bá Nha phân tích: “Ở những thai phụ có tiền sử tim bẩm sinh thì chỉ định bắt buộc là đăng ký khám sàng lọc tim bẩm sinh cho cả mẹ và con theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Bởi bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt ở phụ nữ mang thai nguy cơ tử vong, sảy thai cao ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Khi phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi về giải phẫu, nội tiết, tuần hoàn... đặc biệt là tim và mạch máu.
Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu, trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40-50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; tăng cung lượng tim, cung lượng tim sẽ tăng lên 30 - 40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; tăng nhịp tim, thông thường khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10 - 15 nhịp/phút... Ở những người khỏe mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những thay đổi này, nhưng những người bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con.
Với những trường hợp thai phụ bị bệnh tim như trường hợp bệnh trên, cần có sự phối hợp liên ngành giữa các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ sản khoa trong bệnh viện để hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho thai phụ tốt nhất. PGS. Phạm Bá Nha cũng khẳng định: “Với phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn có thể mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ nếu có sự chẩn đoán sớm bệnh, đồng thời có sự tư vấn, theo dõi sát sao của các bác sĩ chuyên khoa”.
Còn một vấn đề nữa là bệnh tim không phải là bệnh di truyền nên mẹ bị bệnh tim con có thể không bị bệnh tim, trừ khi quá trình mang thai làm ảnh hưởng đến yếu tố di truyền như người mẹ bị cúm, bị bệnh Rubella và một số bệnh khác gây dị tật tim bẩm sinh cho cháu bé.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38