Nguy cơ dịch chồng dịch
Bệnh nhi tay chân miệng.
Lo ngại xuất hiện vi rút bại liệt hoang dại
Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) lo ngại sự lây lan của vi rút bại liệt hoang dại ( MERS-CoV) là một sự kiện bất thường. WHO cho biết, tính đến cuối năm 2013, 60% các ca bệnh bại liệt là do sự lây lan quốc tế của vi rút bại liệt hoang dại và có thêm những bằng chứng thấy rằng những du khách người lớn góp phần lây lan bệnh này. Trong năm 2014 đã ghi nhận sự lan truyền của vi rút hoang dại từ 3 trong số 10 nước hiện đang lưu hành bệnh gồm: khu vực Trung Á (từ Pakistan đến Afghanistan), Trung Đông (từ Syri đến Irac) và ở Trung Phi (từ Cameroon đến Guinea). Theo thống kê của Chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 44 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Irac và Syri) trong đó Pakistan ghi nhận số mắc nhiều nhất (54 trường hợp).
Sau khi có thông tin cảnh báo từ WHO, TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết bại liệt là căn bệnh nguy hiểm, WHO triển khai và giám sát rất chặt chẽ dịch bệnh này, chỉ cần 1 ca mắc các nước đã phải công bố dịch để áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Ông Phu cho biết thêm, WHO đánh giá 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Hiện chưa phát hiện ca bệnh tại Việt Nam, nhưng không thể loại trừ các trường hợp du khách quá cảnh đi qua khu vực Trung Đông về rồi sang Việt Nam. Nhất là khi một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines đã có các trường hợp mắc bệnh sau khi trở về từ Trung Đông. Khó khăn trong việc ứng phó với MERS-CoV là chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, xuất hiện các trường hợp không có triệu chứng, dẫn đến khó kiểm soát và làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng. Chính vì thế, Việt Nam vẫn cảnh giác và triển khai hệ thống giám sát thường xuyên, liên tục bởi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cùng Viện Pastuer TP HCM. Nếu phát hiện có ca nào nghi ngờ thì phải lấy phân xét nghiệm để đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng
TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Bệnh tay chân miệng lưu hành ở hầu hết các tỉnh nước ta, mặc dù giảm so với năm 2013. Theo đó, bệnh tay chân miệng bắt đầu ghi nhận ở nước ta từ năm 2005, tuy nhiên số mắc tăng cao chủ yếu từ năm 2011 với số ca mắc hàng năm tong khoảng 100-150 nghìn trường hợp. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước đã ghi nhận 18.659 trường hợp mắc tại hầu hết các tỉnh cả nước, ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là các tỉnh tại khu vực miền Nam với tác nhân gây bệnh là EV71. Mặc dù so với năm 2013 số mắc và tử vong đều giảm song trên thực tế bệnh tay chân miệng trong năm 2014 vẫn có số mắc cao và tập trung ở khu vực miền Nam với 15.024 trường hợp (chiếm 80,5%). Trong đó, có 5 tỉnh có số mắc tăng cao hơn so với cùng kỳ 2013 là thành phố Hồ Chí Minh tăng 34,9%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 20,6%, Cà Mau tăng 15,3%, Kon Tum tăng 52,4%.
TS Phu lo ngại, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn chưa tốt nên nguy cơ dịch trong thời gian tới rất lớn nếu không tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống. Vì thế, để phòng bệnh có hiệu quả, Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế) khuyến cáo, mọi người cần rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Tránh tiếp xúc (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng...) với trẻ em bị bệnh. Khi trẻ bị bệnh, không nên cho trẻ đi học hoặc đến nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn. Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo. Đồng thời, luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.
Bệnh tay-chân-miệng do các loại virút thuộc nhóm đường ruột gây ra, có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Tất cả những người chưa từng bị bệnh tay-chân-miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, hay gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện như: sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng; 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má; phát ban trên da, không ngứa trong 1 - 2 ngày với những đốm màu đỏ không nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông hoặc ở cơ quan sinh dục... |
H. Phong
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39