Người trở về từ nhà tù Phú Quốc

Trong một lần gặp những chiến binh được trao trả tù binh sau cuộc chiến của dân tộc ta năm 1973, cựu chiến binh ở nhà tù Phú Quốc, ông Nguyễn Tài Triệu đã bùi ngùi nhớ lại những ký ức từ cuộc chiến đấu đầy cam go vào năm 1968. Ông bị địch bắt và phải trải qua một số nhà tù. Ông đã cùng đồng đội đồng cam cộng khổ, vượt qua những cuộc tra tấn dã man của Mỹ, ngụy để bảo vệ lực lượng ta và sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
Phú Quốc đi tìm ngôi vị “hoa hậu”

Dấn thân vào cuộc trường chinh

Năm 1965, khi mới 16 tuổi, Nguyễn Tài Triệu đã cắn tay lấy máu viết đơn nhập ngũ. Anh đã lên khu đội lúc đó khai tăng 2 tuổi. Sau khi trúng tuyển, anh mới về báo tin cho gia đình và chuẩn bị lên đường. Từ đó, anh dấn thân vào cuộc trường chinh trong trận mạc.

Trước hết, đó là cuộc hành quân suốt 150 ngày liên tục sau 3 tháng tập luyện. Có lẽ đây là cuộc đi bộ đầy máu và nước mắt của chàng trai làng Vạn Phúc ngày ấy. Vai khoác ba lô và vũ khí, Nguyễn Tài Triệu cắn răng chịu đựng, hành quân về phía Nam. Mỗi ngày vào sâu hơn trận địa là thêm một ngày vất vả, những bàn chân bật máu và có khi còn thiếu ăn. Nhưng nguy hiểm hơn là những trận pháo kích và ném bom của địch cùng với căn bệnh sốt rét đe dọa. Không ít những chiến sĩ đã hy sinh trên con đường hành quân. Cuối cùng, Nguyễn Tài Triệu đã có mặt tại chiến khu mặt trận Phú Yên và trở thành tay súng bộ binh của Trung đoàn 95, Sư đoàn 5. Từ đây, đơn vị triển khai nhiều trận đánh nhằm tiêu hao lực lượng địch, không ít lần Nguyễn Tài Triệu đã đánh giáp lá cà với những tên lính Mỹ đi càn. Tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hy sinh của đồng đội đã tôi rèn chí khí trong người chiến sĩ trẻ này...

Người trở về từ nhà tù Phú Quốc

Kể đến đây, ông Triệu ngừng lại, đôi mắt lim dim nhớ lại trận đánh ác liệt nhất trong đời mình, khi đơn vị đánh xuống đồng bằng... Đó là trận đánh vào một đêm tháng 6/1967, tấn công vào ấp chiến lược Hòa Trị thuộc Tuy Hòa. Đơn vị chia nhiều mũi, đánh theo chiến thuật của đặc công, bí mật bất ngờ. Các chiến sĩ ai nấy đều quần đùi, cởi trần trát bùn áp sát hàng rào sắt, khi có bộc phá nổ là xông vào trận địa. Nhưng kẹt nỗi, quả bộc phá của mũi tiến công của Nguyễn Tài Triệu không nổ, kẻ địch phát hiện bắn ra như vãi đạn. Thế là mũi tiến công bị khựng lại giữa cánh đồng trống trơn, phía trước và sau đều không có chỗ ẩn nấp. Khi ấy, bọn địch bắn pháo sáng để cho máy bay bắn rốc-ket và ném bom. Một mảnh đạn đã găm vào đầu Triệu, máu chảy lênh láng. Triệu quay lại bò nhanh về phía sau, nhưng không kịp, một mảnh rốc-két đã bắn trúng đùi, đầu gối bị dập nát. Triệu bị ngất lịm trong đau đớn và bị bắt làm tù binh khi vừa tròn 18 tuổi.

Người trở về từ nhà tù Phú Quốc
Tư liệu nhật ký trong tù

Lúc này, trong ánh mắt trầm đục của ông, tôi bỗng nhận ra những tia chớp ánh xạ của tuổi trẻ sáng rực ngày nào của người tù binh đeo số 6361042. Đó là những ngày tháng khốc liệt với Nguyễn Tài Triệu khi trải qua 3 lần phải cưa chân vì bị hoại tử do kẻ địch bỏ mặc vết thương cho thối rữa. Nhưng những cơn đau hành hạ thể xác không dừng lại, vì anh còn bị kẻ địch ở nhà tù Biên Hòa liên tiếp tra tấn dã man. Chúng cho anh là kẻ cứng đầu và thuộc vào diện sổ đen, thường xuyên bị bọn chiêu hồi theo dõi. Nhưng cũng từ nhà tù này, Nguyễn Tài Triệu đã được tổ chức Đảng chú ý bồi dưỡng kết nạp, trở thành hạt nhân trong đấu tranh thường trực mỗi khi có sự biến với anh em. Thế rồi từ đây, một cuộc chiến kinh hoàng đã xảy ra giữa những kẻ chiêu hồi với anh em đồng chí, kẻ địch muốn khủng bố tinh thần thép của các chiến sĩ kiên trung.

Khi ấy, bất ngờ, bọn chiêu hồi ào ạt xông vào với vũ khí trong tay. Bên ngoài thì bọn quân cảnh bao vây. Các chiến sĩ mặc dù có nhiều người là thương binh nhưng cũng dũng cảm xông lên tay không lao vào cuộc chiến. Trận đánh giằng co, chúng không làm gì được nên bọn giám thị nổi khùng bắt 20 người vào biệt giam. Nguyễn Tài Triệu bị bắt trong số này. Ai cũng nghĩ chắc lần này anh sẽ bị thủ tiêu nếu không thì cũng bị đánh cho đến chết vì lâu nay ai đã bị đi biệt giam thường ít khi trở về. Mọi người đã tổ chức lễ truy điệu sống cho đảng viên trẻ Nguyễn Tài Triệu cùng với những người bị vào trại biệt giam. Nhưng không ngờ, vào thời điểm này, chúng được lệnh chuyển hết tù binh ra đảo Phú Quốc...

Những ký ức khủng khiếp

Mọi ký ức trào dâng, ông Triệu đưa tôi xem những dòng lưu bút của anh em trong thời điểm trước khi bị chuyển ra trại giam Phú Quốc. Giở trang nào, tôi cũng được nhập vào không khí đấu tranh sôi sục mà các bạn tù đã ghi lại làm kỷ niệm cho chàng trai ở Hà Nội:
“Ngày 24/11/1970, Triệu lao nửa người ra ngoài cửa thét lên, giọng khản đặc: - Tất cả anh em cụt tay ra đi, chúng giết anh em mình rồi!”.

Đặng Minh Loan ở Bạch Nga, Nga Sơn, Thanh Hóa xúc động viết:

“... Em còn nhớ trưa ngày 24/11/1970, anh đã bị chúng bắt đi đánh đập. Em biết và cũng xác định rằng anh đã đi rồi cũng có khả năng là chết...”.
Lần giở vài trang khác, tôi chợt đọc dòng lưu niệm của chiến sĩ Đàm Văn Tấc, ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa:

“Những lần đấu tranh tuyệt thực với kẻ địch, anh đã cho em từ hạt muối, hớp nước. Một viên thuốc anh cũng nhường cả cho em...”.

Tôi ngồi lặng đi vì những hình ảnh tốt đẹp ấy, nghe ông kể tiếp chuyện những ngày tháng tại trại giam Phú Quốc vào đầu năm 1971. Đó là những ký ức không thể nào quên trong cuộc đời ông. Ông nói rằng, cuộc sống vật chất thiếu thốn, kham khổ thì đành, nhưng cuộc sống tinh thần còn kinh khủng hơn. Ở đây, bọn giám thị thường đánh đập dã man thật vô cớ, bọn chiêu hồi được chúng cài cắm khắp nơi. Có những lần bọn nguỵ xả súng không thương tiếc vào trại. Ai bị gọi đi thẩm vấn thì nếm đủ đòn roi, phạt giam vào ống kẽm gai hoặc chuồng cọp. Nhẹ cũng phải phơi nắng dưới cát bỏng vài ngày. Nặng hơn thì chúng nhổ răng, đóng đinh vào chân tay hoặc tra điện.

Tuy vậy, mặc cho đòn tra tấn dã man của kẻ thù, tinh thần chiến đấu của tù binh trên đảo rất quyết liệt. Phong trào đào hầm vượt ngục bằng mọi cách làm bọn giám thị vừa tức giận vừa khâm phục. Thật bất ngờ, cuộc chiến đấu giải phóng đất nước đã thành công, vào đầu năm 1973, anh em trong trại giam hay tin có lệnh trao trả tù binh giữa hai bên. Nguyễn Tài Triệu cùng mọi người được sống trong niềm vui vô bờ bến, bởi chỉ mới hôm qua thôi, nhiều chiến sĩ đã một đi không trở lại. Cả trại giam như vào ngày lễ hội, đón ngày giải phóng và trở về quê hương...

Sống trọn niềm vui thời bình

Tôi vui lây tình cảm của ông trong câu chuyện thì vợ ông vừa đi chợ về. Bà Oanh chào tôi rồi đi thẳng vào bếp, dường như đang vội việc gì lắm. Ông Triệu nói bà sắp phải đi đón cháu ngoại và cho tôi biết ông đã nhờ cậy vợ trong suốt quãng đời mình. Sau khi ra khỏi trại điều dưỡng trở về, ông được vào làm tại Nhà máy in Ngân hàng Trung ương và lấy vợ. Ngày đó, với nhiều khó khăn phải vượt qua, ông bà đã gắn bó tới 37 năm nay. Là một thương binh nặng, mọi việc ông Triệu đều trông cậy vào sự tần tảo chịu thương chịu khó của vợ. Nhiều khi vết thương tấy phát, chân đau tê tái, ông chỉ còn biết dựa vào bà lo cho thuốc thang hay những bữa cơm ngon vỗ về theo năm tháng. Đã từng là một bí thư Đảng ủy nhà máy in, nay về hưu, ông Triệu luôn được bà an ủi mỗi khi trái gió trở trời. Hai con gái của ông cũng đã trưởng thành và hạnh phúc với gia đình riêng. Hứng khởi, ông chợt đọc cho tôi nghe bài thơ, mà người bạn đã viết tặng ông:

“Đốt thời gian cuối cùng
Trên cây đời bật cháy
Tình yêu chợt sống dậy
Trong nỗi đời mênh mông...”

Tôi bồi hồi chia tay và chợt nghĩ, ông Nguyễn Tài Triệu không chỉ còn là một chiến binh với chiếc nạng gỗ thường nhật cùng với những chiến công một thời mà giờ đây, mỗi khi cơn đau tái phát, tôi biết ông sẽ cắn răng chịu dựng như những ngày nào ở Trường Sơn hay những ngày ở biệt giam trong nhà tù Mỹ ngụy. Bởi ông không muốn vợ con buồn và lo lắng cho mình. Nhìn nụ cười của ông, tôi biết người chiến binh này đã biết cách vượt qua nỗi cô đơn trong cơn đau. Khi đó, ông nhìn người vợ hiền lành, mỉm cười và giang rộng cánh tay như không hề có gì làm mình mất đi niềm vui trong cuộc đời này.

Vương Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm
Phiên bản di động