Người tiêu dùng phải trả thêm bao nhiều tiền mỗi tháng khi giá điện tăng?
Chi 110 tỉ đồng mỗi tháng chỉ để ghi... công tơ điện | |
EVN HANOI có nhiều khuyến cáo thiết thực khi giá điện tăng |
Chiều 1/12, Bộ Công Thương tổ chức cuộc gặp mặt báo chí để thông tin thêm về quyết định tăng giá điện vừa công bố ngày 30/11.
Việc tăng giá điện không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc điều hành giá bán lẻ điện năm 2017 thì giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điểu chỉnh là từ 1/12/2017.
Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ, trong đó có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán điện lẻ bình quân.
Trả lời câu hỏi của PV về những tác động đến kinh tế vĩ mô, các chỉ số của nền kinh tế cũng như đời sống người tiêu dùng sau khi tăng giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc điều chỉnh giá điện đã được tính toán và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng thấp nhất.
Dẫn chứng về vấn đề này, ông Tuấn cho biết, việc tăng giá điện kể từ đầu tháng 12 sẽ ảnh hưởng 0,07% GDP và khoảng 0,08% tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12/ 2017. Bước sang năm 2018, dự báo tăng giá điện sẽ làm CPI tăng 0,15% và tác động 0,66% đến GDP.
Việc điều chỉnh giá điện đã được tính toán và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Ảnh minh họa |
Về những ảnh hưởng trực tiếp đến hóa đơn tiền điện của các khách hàng, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực cho biết, với những hộ sử dụng điện sinh hoạt sẽ có mức độ tác độ khác nhau do được chia 6 bậc thang. Tuy nhiên, đa phần người tiêu dùng điện hiện nay có mức tiêu thụ dưới 200 kWh/tháng, nên không bị ảnh hưởng nhiều.
Cụ thể, theo ông Tuấn, đối với những hộ sử dụng dưới 50 kWh/tháng sẽ bị tăng là 3.250 đồng/tháng. Hộ tiêu thụ từ 51-100 kWh/tháng sẽ tăng 6.600 đồng. Hộ tiêu thụ từ 101-200 kWh/tháng sẽ tăng 13.800 đồng/tháng. Hộ sử dụng 201-300 kWh/tháng sẽ tăng 23.600 đồng/tháng. Hộ sử dụng 301-400 kWh/tháng tăng là 34.800 đồng.
Các hộ nghèo vẫn được Chính phủ hỗ trợ
Liên quan đến câu hỏi về tăng giá điện sẽ tác động thế nào đến những hộ nghèo, gia đình chính sách, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay, dựa vào những thống kê 2016, có 5,4 triệu khách hàng tiêu thụ 50-100 kW/h. “Với mức sống sinh hoạt hiện nay thì những hộ này còn ít nhưng đây là số liệu chính thức, dưới 50 kW/h thì 4,1 triệu hộ và tiêu thụ tới 200kW/h là 2 triệu hộ”, ông Tuấn thông tin.
Theo Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, hiện Chính phủ vẫn hỗ trợ cho các hộ nghèo, chính sách với mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên và với mức giá hiện tại các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ là khoảng 2.500 tỷ đồng/năm. Và đối tượng nào được hưởng thì theo quy định chung của Nhà nước.
Đưa ra những đánh giá của mình về việc giá điện tăng kể từ 1/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, giá điện tăng không chỉ liên quan trực tiếp đến đời sống người dân mà còn cho doanh nghiệp, nên việc điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến mức giá mặt hàng.
Ông Hùng cũng đánh giá, hiện ngành điện đã khá minh bạch trong việc công bố giá thành sản xuất. Điều này giúp tình trạng khiếu nạn về ngành điện giảm rất nhiều.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, hiện ngành điện mới chỉ minh bạch về giá thành, còn giá bán thì chưa minh bạch do người mua không được tham gia.
"Giá bán chúng tôi không được tham gia quyết định giá bán, nếu được tham gia thì còn minh bạch hơn vì chúng tôi là đại diện khách hàng. Vì đây là mua bán mà, giá cả thì cần người mua và người bán thỏa thuận, người mua được mặc cả chứ không chỉ riêng người bán đưa ra giá và người mua chấp nhận", ông Hùng bày tỏ quan điểm.
Theo Yến Nhi/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35