Người không chứng minh được nguồn gốc tài sản: Sẽ bị xử lý nghiêm minh
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh | |
Sẽ xử lý người không chứng minh được nguồn gốc tài sản |
Hai phương án xử lý tài sản bất minh
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật PCTN (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết: Điểm mới của dự thảo Luật PCTN sửa đổi lần này là quy định người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả sĩ quan: Quân đội Nhân dân, Quân nhân chuyên nghiệp và Công an Nhân dân.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Ảnh: T.Đức |
Và một trong những vấn đề được thảo luận, tranh luận nhiều nhất thời gian qua là đối tượng phải kê khai tài sản và làm thế nào quản lý được cá nhân kê khai tài sản không trung thực? Chính vì thế, riêng về nội này Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đưa ra 2 phương án để xin ý kiến các đại biểu. Cụ thể:
Phương án một: Việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc sẽ do Tòa án xem xét, quyết định. Tòa án có thể không chấp nhận yêu cầu của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai giải trình hợp lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; hoặc quyết định thu hồi tài sản, thu nhập cho Nhà nước trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật PCTN (sửa đổi) |
Phương án hai: Trường hợp kết luận tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc và cơ quan có thẩm quyền cũng không chứng minh được tài sản, thu nhập này do vi phạm pháp luật mà có thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận xác minh, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chuyển vụ việc cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền yêu cầu thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
Chứng minh hợp và không hợp pháp thế nào?
Theo chương trình, đúng 14 giờ chiều qua (25/10), Quốc hội đã chính thức công bố kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Theo đó, người được tín nhiệm cao nhất là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với 437 phiếu tín nhiệm cao; tiếp theo là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với 393 phiếu tín nhiệm cao… Người được phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là các Bộ trưởng Bộ: Giáo dục- Đào tạo và Giao thông- Vận tải (với các phiếu tín nhiệm cao chỉ đạt 140 và 142). Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được 224 phiếu tín nhiệm cao. Trước đó, một số ĐBQH nêu kiến nghị, tại Kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần này, nếu đồng chí nào đạt phiếu tín nhiệm thấp thì nên làm đơn từ chức. Vì kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm phản ánh khách quan kết quả công tác trên cương vị người đứng đầu. Do đó, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành chưa tốt thì nên từ chức. |
Thảo luận về nội dung trên, đại biểu Tô Văn Tám (Kom Tum) cho rằng, nếu phương án giải quyết tại Tòa án được thông qua thì có vấn đề cần phải được làm rõ để quy định được triển khai khả thi trên thực tế. Đó là vấn đề chứng minh tài sản hợp pháp hay không hợp pháp.
Vì theo ĐB này, người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập, nhưng cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cho rằng không hợp lý thì đưa ra Tòa. Vậy lúc này trách nhiệm chứng minh là trách nhiệm của Tòa. Vậy liệu Tòa có thực hiện được nhiệm vụ chứng minh điều này, có quá tải hay không? Do đó, nếu không giải quyết được các vấn đề thì nên tính các phương án khác.
Còn đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thì không đồng ý với cả hai phương án giải quyết tại Tòa và thu thuế thu nhập cá nhân. Theo ông cả hai phương án đều chưa đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn. ĐB Nhưỡng nhấn mạnh: "Tài sản nghi ngờ do tham nhũng mà có thì hoàn toàn có thể đưa vào điều tra. Nếu điều tra chứng minh là tài sản tham nhũng thì thu hồi toàn bộ. Đạo luật này chủ yếu hướng đến phòng, chứ không phải xử lý các vấn đề về nghiệp vụ. Nếu xử lý về nghiệp vụ thì pháp luật hiện hành đã có biện pháp về hành chính, về tổ chức cán bộ, xử lý hình sự".
Theo UBTVQH, Luật PCTN hiện hành quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập là cơ quan quản lý trực tiếp người có nghĩa vụ kê khai tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy định này dẫn đến quá nhiều cơ quan có chức năng quản lý bản kê khai và xác minh tài sản, thu nhập; cán bộ làm công tác này thực chất là cán bộ làm công tác tổ chức thiếu nghiệp vụ, kinh nghiệm về kiểm soát tài sản, thu nhập, dẫn đến việc thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp.
Để khắc phục những hạn chế này, việc sửa đổi mô hình cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cần theo hướng tăng cường một bước tính tập trung, đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, bảo đảm tính khả thi.
Vì vậy, nếu theo phương án giao cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập hoặc thành lập cơ quan chuyên trách để kiểm soát tài sản, thu nhập thì có thể gây quá tải, thiếu khả thi, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan này, nhất là trong điều kiện dự thảo Luật đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai và giao thêm nhiều thẩm quyền cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
Bởi thế, UBTVQH tán thành với đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý theo hướng giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình.
Các đại biểu nhấn mạnh, dù phương án nào được lựa chọn thì theo nguyên tắc pháp luật không hồi tố, các tài sản, thu nhập tăng thêm hình thành trước ngày 31/12/2019 sẽ không áp dụng. Và Kể từ ngày 1/1/2020 khi Luật PCTN (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực, nếu người có nghĩa vụ kê khai có tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này.
Các đại biểu nhấn mạnh, dù phương án nào được lựa chọn thì theo nguyên tắc pháp luật không hồi tố, các tài sản, thu nhập tăng thêm hình thành trước ngày 31/12/2019 sẽ không áp dụng. Và Kể từ ngày 1/1/2020 khi Luật PCTN (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực, nếu người có nghĩa vụ kê khai có tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này. |
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39