Người khiếm thính gian nan "vượt cạn"

Phụ nữ khuyết tật được đánh giá là một trong những đối tượng yếu thế của xã hội, trong đó, phụ nữ câm điếc bị hạn chế hơn cả khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục. Tâm sự với những số phận này, chúng tôi không khỏi xót xa về những góc khuất bất hạnh của họ.
nguoi khiem thinh gian nan vuot can Chính sách mới có lợi cho người khuyết tật
nguoi khiem thinh gian nan vuot can NHNN yêu cầu làm rõ thông tin Vietcombank từ chối mở thẻ cho người khuyết tật
nguoi khiem thinh gian nan vuot can Đôi chân teo tóp và ý chí phi thường của lực sĩ cử tạ Lê Văn Công

Góc khuất "không gọi thành tên"

Chi hội Người điếc Hà Nội được coi là một địa chỉ tin cậy của những người khiếm thính ở Hà Nội. Anh Nguyễn Tuấn Minh (Chi hội Trưởng Chi hội Người điếc Hà Nội) cho biết, trong số những người sinh hoạt tại Hội, nhiều người phải âm thầm gánh bi kịch bởi những định kiến sai lầm và thiếu hiểu biết của chính những người thân trong gia đình. Thực tế có nhiều chị em rơi vào hoàn cảnh éo le cũng bởi khiếm khuyết của cơ thể. Chị Nguyễn Thị Linh (Chi hội Người điếc Hà Nội) tâm sự, do chị không thấy hành kinh trong ba tháng, chị băn khoăn hỏi mẹ tại sao. Mẹ đưa chị đến khám ở Bệnh viện Nông nghiệp. Bác sĩ khám cho chị và nói chuyện với mẹ về chị. Chị không nghe rõ và luôn hỏi mẹ là bác sĩ nói gì, nhưng mẹ bảo không sao và nói sau. Về nhà, mẹ chỉ bảo chị có thai hai tháng rồi đưa thuốc cho chị uống. Cụ thể đó là loại thuốc gì, có tác dụng như thế nào đến thai nhi chị cũng không biết. Chị Linh lý giải cho sự kiệm lời đó là do vốn ngôn ngữ ký hiệu của mẹ mình hạn chế nên mọi thông tin chị tiếp nhận được đều bị động. Kết quả là suốt hành trình mang thai, sinh con, chị Linh gặp rất nhiều khó khăn, các bác sĩ không trao đổi trực tiếp với chị, không giải thích mà chỉ trao đổi với mẹ, điều đó khiến chị vô cùng lo lắng và mắc trầm cảm.

nguoi khiem thinh gian nan vuot can
Môt buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính do trung tâm hành động vì sự phát triển công đồng (ACDC) tổ chức.

Một phụ nữ điếc khác tên Phạm Thị Thu – hiện đang làm việc cho một cơ sở khuyết tật ở Hà Nội cho biết, những người khuyết tật gặp rào cản rất lớn khi kết hôn. Chị kể mình điếc bẩm sinh từ bé, mẹ chị điếc, chồng cũng điếc nên chị không biết nhờ ai giúp đỡ khi đi khám thai định kỳ. Không nắm được thông tin về sức khỏe sinh sản nên tự chị tìm hiểu thông qua bạn bè đã có gia đình. Chồng cũng không biết cách giúp đỡ khi chị đi khám, sinh đẻ và cả nuôi con. Chị phải tự học và biết cách chăm sóc con cái cho tốt. Còn nhớ, mỗi khi đi khám thai, nếu không có người thân đi kèm theo, chị thường bị “cô lập” và bị động trong mọi sự giao tiếp với bác sỹ. “Trong khi xếp hàng chờ đến lượt, tôi cũng không biết lúc nào bác sỹ gọi tên mình nên thường bị người khác chen lên khám trước. Khi tôi cố gắng ra ký hiệu để các y bác sỹ hiểu rằng tôi đã chờ đợi quá lâu rồi thì nhận được sự phản ứng khó chịu. Tôi chỉ có thể cảm nhận điều họ giành cho tôi chỉ là sự dè bỉu bởi mình là người khuyết tật mà còn đòi hỏi. Những lúc như thế, tôi vô cùng tủi thân…”.

Nghẹn ngào trong dòng nước mắt, chị Thu cho biết thêm, nhiều phụ nữ sinh hoạt ở Chi hội Người điếc có những hoàn cảnh rất thương tâm. Không chỉ bị cô lập với xã hội, họ còn bị chính những người thân trong gia đình tước mất quyền cơ bản của một con người, đặc biệt là quyền làm mẹ. Ví dụ như chị Thanh Hương được mẹ đưa đến cơ sở y tế để đặt vòng tránh thai mà chị không hề hay biết. Tâm lý người mẹ thường cho rằng con mình không thể có đủ khả năng để làm một người mẹ bình thường. Khi hai vợ chồng chị muốn có thêm một đứa con thì cố mãi cũng không được, nhờ một người phiên dịch đưa đi khám chị mới được biết điều này.

"Bà đỡ" cũng lúng túng

Trao đổi với bác sỹ Lê Kiều Phương – Chuyên khoa sản 2 (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) cho biết: Bản thân mình cũng đã từng tiếp bệnh nhân là phụ nữ điếc khi họ đến đây để khám thai. Đối với những bệnh nhân có người nhà đi kèm, mọi trao đổi sẽ được thông qua qua trung gian này. Còn đối với bệnh nhân không có người đi kèm quả thật khó khăn cho các y bác sỹ. Thậm chí chúng tôi phải dùng đến phương pháp “bút đàm” để trao đổi với nhau. Vì thế đối với những trường hợp bệnh nhân điếc thường mất thời gian gấp 2,3 lần bình thường.

Còn theo một vị bác sỹ khác (Bệnh viện phụ sản Hà Nội) kể: “Có lần tôi đỡ đẻ cho một sản phụ điếc. Mọi hướng dẫn về kỹ năng như rặn đẻ, hít sâu, lấy hơi…đều rất vất vả vì cô ấy không hiểu những điều mình nói. Thêm nữa là tâm lý căng thăng do là lần đầu tiên sinh con khiến cô ấy vô cùng hoảng loạn. Lúc đó cả ekip đỡ đẻ phải cố gắng diễn ta bằng hành động còn tôi vừa nắm tay, vừa vỗ về động viên cô ấy…Cũng may sau bao nỗ lực thì sản phụ cũng đã vượt cạn thành công.”

Thực tế cũng cho thấy, tại các cơ sở y tế trên cả nước chưa nơi nào có phòng khám hay bác sĩ dành riêng cho người điếc. Đa phần quá trình khám chữa bệnh đều phụ thuộc vào người thân hoặc người phiên dịch nhiều trường hợp bệnh nhân là người điếc không biết được về bệnh tình của mình.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

Khắc phục sự cố “khát” nước sinh hoạt cho hàng nghìn người dân đảo Trí Nguyên

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố mất nước sinh hoạt nhiều ngày liền tại đảo Trí Nguyên (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) khiến hàng nghìn người dân gặp khó khăn, đến đêm ngày 2/7 nước sinh hoạt đã được cấp trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động