Ngộ độc nấm, hậu họa khôn lường
Nguy kịch sau ăn bát canh nấm
Hiện cả 5 bệnh nhân (3 người lớn, 2 trẻ em) của 2 gia đình ở Võ Nhai, Thái Nguyên đều chưa qua cơn nguy kịch. Các bệnh nhân là ông Triệu Nho Phú (57 tuổi), vợ là bà Vũ Thị Hồi, 60 tuổi. Bệnh nhân Lý Thị Thơm, 35 tuổi cùng con trai Lý Minh Khôi 13 tuổi và cháu Lý Thị Thùy, 15 tuổi. Được biết, trước đó, chị Thơm cùng con trai là cháu Khôi và cháu Thùy lên rừng hái nấm. Buổi trưa hôm đó, sau khi hái được 1,5kg nấm tán trắng, 3 người trong gia đình chị Thơm có ghé qua nhà của vợ chồng ông Phú và Hồi – vốn sinh sống trong rừng nhờ nấu cơm ăn trưa. Sau khi nấu xong nồi canh nấm trắng vừa hái được, cả 5 người cùng ăn. Đến ngày hôm sau, chị Thơm cùng con trai và cháu đều bị nôn thốc nôn tháo và tiêu chảy nặng như đi tả. Người thân vội vàng đưa 3 người đến Bệnh viện huyện Võ Nhai cấp cứu. Sau khi biết bệnh nhân có ăn nấm, các bác sĩ lo ngại 2 vợ chồng ông bà Phú- Hồi cũng sẽ bị ngộ độc lên vội vã vào rừng tìm đến nhà họ. Khi đến nơi, cả 2 vợ chồng ông Phú và bà Hồi gần như lịm đi, kiệt sức vì nôn và tiêu chảy nhiều.
TS.BSCK II Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cả 5 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch: người lả vì nôn và tiêu chảy quá nhiều. Nặng nhất là bà Vũ Thị Hồi, bị trụy mạch, huyết áp giảm mạnh, mạch nhanh. Các bác sĩ đã phải truyền liên tục cho bệnh nhân Hồi 4 lít dịch mới lên được huyết áp.
Ngộ độc sau ăn càng lâu càng dễ tử vong
PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 5 bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại trung tâm là những ca ngộ độc nấm đầu tiên trong năm 2014. Tuy nhiên, các ca bệnh thập tử nhất sinh, thậm chí tử vong do ăn nhầm nấm độc tại Việt Nam không hề ít, năm nào cũng xảy ra. Hiện tại, đang là mùa sinh sôi, phát triển của loài nấm nên có thể trong thời gian tới các ca ngộ độc nấm tăng lên.
Lo ngại về tình trạng này, TS.BSCK II Nguyễn Kim Sơn, cho hay trường hợp có biểu hiện ngộ độc ngay sau khi ăn nấm (nôn, tiêu chảy) thì thường là các ca ngộ độc nhẹ. Nhưng nếu sau 6 giờ ăn nấm trở lên mới có biểu hiện thì tình trạng ngộ độc càng nặng và nấm đó là nấm rất độc. Theo TS Sơn, nấm độc thường là nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm và lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu. Có hai độc tố chính trong nấm độc gây ngộ độc là muscarin và amotoxin. Với nấm chứa độc tố muscarin, gây ngộ độc nhanh, chỉ 15 phút đến vài giờ sau ăn nấm bệnh nhân đã xuất hiện co đồng tử, mắt mờ, nhịp tim chậm, huyết áp hạ, tăng tiết mồ hôi, chảy đờm rãi, co thắt khí phế quản, tăng tiết đường hô hấp làm ngạt thở, suy hô hấp, buồn nôn, đau bụng và ỉa chảy. Trường hợp ngộ độc nấm do độc tố muscarin có thể gây tử vong. Ngộ độc nấm do độc tố amotoxin, triệu chứng đầu tiên sau ăn nấm xuất hiện muộn (6-24 giờ), trung bình khoảng 10-12 giờ với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước rất nhiều lần. Tiếp theo bệnh nhân sẽ bị suy gan, suy thận và tử vong. Độc tố này của nấm không bị mất đi khi đun sôi hoặc sấy khô.
TS Sơn nhấn mạnh, 5 trường hợp ở Thái Nguyên đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc có biểu hiện nôn vào ngày hôm sau ăn nấm là ngộ độc nặng nên tình trạng sức khỏe của họ hiện rất nguy kịch. Loại nấm mà họ ăn được là nấm tán trắng, giống với nấm không độc, ăn ngọt nhưng thực chất lại rất độc.
Nấm ăn được để lâu cũng sinh ra độc tố TS Sơn cảnh báo, rất dễ nhầm lẫn giữa nấm ăn được với nấm độc, đặc biệt là với nấm non, chưa xòe mũ. Bởi các loại nấm non chưa lộ hết đặc điểm cấu tạo nên dễ gây nhầm lẫn giữa nấm độc và nấm không độc. Do đó, để tránh bị ngộ độc nấm, TS Sơn khuyến cáo tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả, dứt khoát loại bỏ nấm khi có nghi ngờ là nấm độc. |
Phương An
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40