Nghị lực của chàng trai “tàn nhưng không phế”

(LĐTĐ) Từ một cậu thiếu niên dân tộc thiểu số vùng cao bị cụt đôi bàn tay do tai nạn từ đường điện cao thế, bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng với mong muốn đóng góp sức mình cho quê hương, Lý Minh Khang đã xây dựng mô hình trồng rau sạch và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Từ đó, đem lại công ăn việc làm ổn định cho người dân vùng cao Tây Bắc, góp phần vào việc xây dựng vùng nông sản sạch ở địa phương.
nghi luc cua chang trai tan nhung khong phe Nhân lên niềm vui cuộc sống cho nhiều hội viên người mù
nghi luc cua chang trai tan nhung khong phe Lan tỏa nghị lực sống của người khiếm thị
nghi luc cua chang trai tan nhung khong phe Chị Đào Thanh Thủy - Người công nhân sáng tạo, giàu nghị lực

Sinh ra ở một vùng quê nghèo biên giới thuộc xã A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai, những năm đầu tiên đi học là kỷ niệm đẹp đối với cậu thanh niên dân tộc Dao. Có khuôn mặt sáng sủa, học lực khá, lại năng nổ trong các công việc chung của trường nội trú khi ấy, Khang luôn nhận được lòng tin yêu của thầy cô và bạn bè.

Mẹ Khang mất sớm, sau một thời gian vò võ “gà trống nuôi con”, cuối cùng bố của Khang cũng đi thêm bước nữa, cậu có thêm một người em trai cùng cha khác mẹ. Những thiếu thốn tình cảm từ mẹ của cậu ở thời điểm ấy cũng dần được bù đắp phần nào từ tình thương yêu của người mẹ kế và đứa em đang dần lớn lên.

nghi luc cua chang trai tan nhung khong phe
Lý Minh Khang chuẩn bị giao hàng cho khách

Thế rồi biến cố lớn đã xảy ra với cậu, khi đang học lớp 8, do trường học nằm trên sườn núi cao, khá gần với đường dây điện cao thế, một lần vác ống sắt khi tham gia dựng lán ở trường, cậu đã bị điện cao thế phóng và truyền qua ống thép. Cuộc đời của cậu thay đổi từ sau lần tai nạn hy hữu ấy, vết bỏng làm hoại tử 2 cánh tay, buộc phải cắt bỏ. Từ đó đến nay, cậu phải sống với cả 2 cánh tay bị cụt đến khuỷu. Bầu trời tưởng chừng như sụp đổ trước mắt cậu thiếu niên mới 15 tuổi, những ngày đầu sống thiếu đôi bàn tay, những việc đơn giản như sinh hoạt cá nhân thường ngày, cậu cũng không làm được.

Thế nhưng, nhờ sự động viên của gia đình và thầy cô cùng các bạn, cậu cũng dần gượng dậy được. Mặc dù vậy, tất cả mọi sinh hoạt của Khang trong những ngày đầu trở lại trường học đều dựa vào các thầy cô và bạn bè cùng lớp, ở nhà thì nhờ vào bố mẹ và em. Sau nhiều tháng tập luyện, cậu mới có thể tự túc mọi sinh hoạt cá nhân của mình. Phải mất vài năm cho việc tập viết, cậu mới có thể viết được những con chữ rõ ràng bằng 2 khuỷu tay. Từ đây, cậu cũng dần lấy lại sự tự tin, bớt đi mặc cảm và quen dần với đôi tay cụt ngủn của mình.

Bằng những nỗ lực không ngừng trong một quãng thời gian dài sau đó, Khang cũng đã tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Là người con của núi rừng Tây Bắc, cậu luôn nghĩ về gia đình, về quê hương, nơi cái nghèo khó vẫn đang hàng ngày bủa vây người dân. Lúc nào cậu cũng mong muôn làm việc gì đó có thể giúp ích cho quê hương của mình.

Bác Hồ kính yêu trước đây luôn căn dặn: “Thương binh tàn mà không phế”, nghĩa là dù các anh, chị em thương bệnh binh dù có bị tàn tật… trong các cuộc chiến tranh giành độc lập tự do và bảo vệ Tổ quốc thì khi thời bình, chính thương binh vẫn luôn có ích cho xã hội. Thậm chí, không ít thương, bệnh binh vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội. Với Lý Minh Khang, dù không phải thương binh, nhưng số phận khắc nghiệt đã lấy đi đôi cánh tay của em, ở chừng mực nào đó xem như cũng bị tàn tật. Song vượt qua nỗi đau, bằng nghị lực phi thường, em đã vươn lên để chứng minh chân lý “tàn mà không phế” làm giàu chính đáng cho bản thân và góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Ngay từ năm cuối đại học, nhận thấy khí hậu mát mẻ ở quê mình phù hợp với việc trồng rau, hơn nữa rau còn rất ngon. Trong khi đó, đất đồi rộng nhưng đa số người dân cũng chỉ trồng được rau để tự phục vụ gia đình chứ không thể làm hàng hóa. Một số hộ trồng nhiều để bán thì lại không đảm bảo an toàn do kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, có hại cho sức khỏe con người.

Với suy nghĩ đó, Khang tìm hiểu và xin vào làm việc ở công ty thực phẩm Mifood, mong học hỏi kinh nghiệm trong việc sản xuất rau an toàn. Sau một thời gian làm việc, cậu tham khảo thêm một số mô hình trồng sau sạch ở Hà Nội và các địa phương khác, xây dựng quy trình trồng rau và hướng dẫn, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra, trước tiên cho đồng bào các dân tộc ở A Mú Sung. Tuy vậy, với thói quen sản xuất không theo tiêu chuẩn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, việc thuyết phục được người dân tham gia trồng rau an toàn đối với Khang cũng là cả một hành trình đầy gian nan, thử thách.

Kể cả khi người dân đã nhận lời làm rau sạch, nhưng trong quá trình canh tác, họ vẫn chưa hoàn toàn tử bỏ được thói quen cũ. Trước những thách thức đó, Khang tìm đến lãnh đạo xã để nhờ họ thuyết phục, giảng giải cho người dân. Cuối cùng, đề nghị của Khang đã được thực hiện. Ban đầu chỉ có một vài hộ trồng rau, thấy có thu nhập khá, nhiều hộ sau đó cũng bắt đầu làm theo.

Đến nay, toàn xã A Mú Sung đã có hàng chục hộ sản xuất rau an toàn để cung cấp cho Khang với cam kết không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Khang còn phân công lao động cho từng hộ bằng cách phân chia cho mỗi hộ trồng một loại rau khác nhau. Nhờ đó, nguồn hàng của Khang cũng đa dạng hơn và đã dần được ổn định để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Do hạn chế đến mức tối đa các đơn vị trung gian phân phối, sản phẩm từ vườn của người dân được vận chuyển đến tay người tiêu dùng.Vì thế, rau sạch của Khang có giá khá “mềm”. Khang cho biết, mặc dù giá thành khá rẻ so với rau sạch trên thị trường, nhưng do tuân thủ các kỹ thuật trong quy trình trồng và chăm sóc, nên chất lượng rau sạch hiện tại của Khang phân phối luôn đảm bảo sạch đến tay người tiêu dùng. Hàng ngày, cứ theo đơn đặt hàng của khách, nếu nhiều sẽ thuê xe vận chuyển cả chuyến từ địa phương xuống Hà Nội, nếu ít thì gửi xe khách.

nghi luc cua chang trai tan nhung khong phe
Lý Minh Khang vẫn dùng máy tính để chỉ đạo công việc.

Hàng ngày, trên chiếc xe máy được chế lại phần tay nắm, tay ga, Khang tự tay đi giao hàng cho khách ở Hà Nội, ban đầu chỉ có một số người biết và đặt hàng, sau này các cửa hàng bán lẻ và bếp ăn tập thể cũng đặt rau của Khang. Đến nay, thị trường rau sạch của cậu thanh niên dân tộc Dao này đã được mở rộng trên phạm vi toàn thành phố. Khang chỉ trực tiếp đi giao các đơn hàng nhỏ lẻ, còn các đơn vị tiêu thụ nhiều sẽ có xe tải chở đến tận nơi. Cũng vì tất cả hàng hóa được giao đến tay người tiêu dùng ngay trong ngày nên Khang không mất thêm chi phí lưu kho và bảo quản, nhờ đó giá thành cũng giảm đi đáng kể.

Mỗi loại rau thường chỉ phù hợp với khí hậu ở từng địa phương. Hiện tại, vùng nguyên liệu của Khang xây dựng gồm có A Mú Sung, Ý Tý, Sapa… Khang có dự định sẽ tìm một số giống cây ở các địa phương khác, phù hợp với khí hậu ở các khu vực này để mang về cho người dân trồng thử nghiệm và sẽ cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra, nếu trồng thành công sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Cậu cho biết, nếu mình không tìm tòi các giống mới để nông dân sản xuất thì số hộ sản xuất rau sẽ không nhiều, không thúc đẩy được người dân tham gia phát triển kinh tế, không tạo được công ăn việc làm cho nhiều người.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động