Ngân hàng 'ăn bớt' dự phòng rủi ro?

Nếu tuân thủ đúng quy định trích lập dự phòng rủi ro, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu sẽ “bào mòn” lợi nhuận của các ngân hàng. Sự mập mờ chi phí dự phòng có đang giúp nhà băng “co kéo” lợi nhuận đẹp hơn trên sổ sách? ACB, Eximbank, VPBank là những cái tên khá tiêu biểu...
Giám đốc IMF khuyến nghị Việt Nam cải cách kinh tế
Yêu cầu kiểm tra, rà soát việc cho vay, giải ngân gói 30 nghìn tỷ
Nghi vấn nhà thầu Lochsa “rút ruột” công trình
ADB bảo lãnh 100 triệu USD mỗi năm cho hoạt động TFP tại Việt Nam
Phao cứu sinh cho hộ mới thoát nghèo

Từ năm 2013 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 09 và Thông tư 02 nhằm siết chặt việc phân loại, trích lập dự phòng nợ xấu để phản ánh đúng sức khoẻ tài chính của ngân hàng.

Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC), đến cuối năm 2015 hệ thống ngân hàng còn khoảng 179.501 tỷ đồng nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 4,4%) và 200.000 tỷ đồng nợ xấu (tỷ lệ 2,9%), đều giảm đáng kể so với năm 2014.

Ngân hàng 'ăn bớt' dự phòng rủi ro?

Nợ xấu giảm nhanh chủ yếu là nhờ bán “sang tay” cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tổng số hơn 243.000 tỷ đồng nợ xấu.

Tù mù trích dự phòng

Dù nợ xấu đã được “đổi chủ”, dọn khỏi sổ sách nhưng các ngân hàng vẫn phải trích dự phòng đầy đủ theo quy định để có nguồn bù đắp thiệt hại. Thực tế, có nơi tuân thủ việc phân loại nhóm nợ, trích đúng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu, trái phiếu (theo Thông tư 02 và 09 của NHNN). Song có nơi lại tù mù số liệu dự phòng, thậm chí “giấu nhẹm” báo cáo tài chính.

Như trường hợp Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), sau khủng hoảng vụ án Bầu Kiên và Huyền Như đã hé lộ khối nợ xấu, nợ quá hạn rất lớn. Đơn cử: năm 2012, nợ xấu của ACB bất ngờ tăng mạnh lên 2.571 tỷ đồng, chiếm 2,5% dư nợ, trong đó có 1.150 tỷ đồng nợ nhóm 5- có khả năng mất vốn mà ACB phải trích lập dự phòng 100%. Nhưng ACB chỉ trích thêm 515 tỷ đồng dự phòng cụ thể trong năm (!?).

Cuối năm 2015, nợ xấu của ACB là 1.770 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng, nhưng trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng...

Năm 2013, nợ xấu của ACB tăng lên tới 3.242 tỷ đồng, riêng nợ nhóm 5 tăng gấp đôi lên 2.122 tỷ đồng, mà tổng dự phòng trích lập chỉ là 1.548 tỷ đồng…

Cuối năm 2015, nợ xấu giảm nhanh xuống còn 1.770 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ nhóm 5 là 1.066 tỷ đồng và trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng, nâng số dư dự phòng cuối kỳ lên 1.540 tỷ đồng… Do chi phí dự phòng quá lớn nên lợi nhuận sau thuế của ACB đã bị “ăn mòn” hơn một nửa, chỉ còn lại 1.028 tỷ đồng.

Tương tự, tại Eximbank, nợ xấu tại ngày 31/12/ 2014 là 2.144 tỷ đồng (nợ nhóm 5 tăng lên 1.343 tỷ đồng). Theo phân loại nợ vào ngày 30/11/2014, Eximbank có hơn 2.085 tỷ đồng nợ xấu nhóm 3-5 và đã trích lập dự phòng 319 tỷ đồng.

Năm 2014, Eximbank đã bán gần 4.056 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và thu về 3.882 tỷ đồng trái phiếu, phải trích lập rủi ro 20% cho trái phiếu. Tại ngày 31/12/2014, tổng trái phiếu VAMC là 4.784 tỷ đồng, tuy nhiên, Eximbank chỉ trích lập dự phòng thêm là 184 tỷ đồng, thấp hơn mức quy định.

Nợ xấu “ăn mòn” lợi nhuận

Một số ngân hàng khác như Techcombank, SHB, VIB, BIDV, Vietcombank… cũng chật vật xử lý khối nợ xấu lớn và phải bán bớt cho VAMC để “làm đẹp” nhanh sổ sách. Việc trích dự phòng rủi ro được tuân thủ tốt hơn ở các ngân hàng có quản trị khắt khe, như Vietcombank, cuối năm 2015 còn gần 7.779 tỷ đồng nợ xấu (nhóm 3-5), riêng nợ nhóm 5 là 5.672 tỷ đồng. Trong năm, Vietcombank trích thêm được 5.109 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay, tổng số dư dự phòng cuối kỳ còn 8.609,8 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là: các ngân hàng sẽ mất bao nhiêu lợi nhuận nếu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng tỷ lệ 5%, 20%, 50%, 100% cho từng nhóm nợ xấu, nợ quá hạn từ nhóm 2-5?

Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng TMCP cho thấy có sự “vênh” số liệu đáng kể giữ trích lập dự phòng thực tế và tỷ lệ theo quy định của NHNN.

Từ ngày 30/11/2015, VPBank có 6.357 tỷ đồng nợ nhóm 2, số dự phòng trích được 251 tỷ đồng, chỉ bằng 3,95% dư nợ và thấp hơn tỷ lệ quy định trích lập là 5%. Và hơn 1.483 tỷ đồng nợ nhóm 5- nguy cơ mất vốn chỉ được trích dự phòng là 156,4 tỷ đồng, chỉ bằng 10,5% dư nợ xấu, thấp hơn mức trích lập 100% bắt buộc theo quy định. Vậy gần 90% số dự phòng còn thiếu cho nợ xấu nhóm 5 (tương ứng khoảng 1.334 tỷ đồng) này đang “lẩn khuất” ở đâu trên sổ sách của VPBank? Và nếu trích lập đủ, số lợi nhuận sau thuế 2.395 tỷ đồng liệu còn lại bao nhiêu?

Đơn cử, năm 2013, Ngân hàng VPBank có gần 1.474 tỷ đồng nợ xấu (tỷ lệ 2,8%), và tăng lên gần 1.989 tỷ đồng vào cuối năm 2014 (tỷ lệ 2,54%). Căn cứ theo phân loại nhóm nợ, VPBank phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tổng cộng 891,6 tỷ đồng (năm 2013) và 1.130 tỷ đồng (năm 2014).

Song VPBank chỉ ghi nhận đã trích thêm 476 tỷ đồng (năm 2013) và 1.182 tỷ đồng dự phòng (năm 2014). Do phải lấy 674 tỷ đồng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu nên số dự phòng cuối kỳ còn lại 549,6 tỷ đồng… VPBank đã “tiêu” tới 926 tỷ đồng dự phòng để bù đắp nợ xấu trong năm 2013-2014.

Theo báo cáo quý 4/2015, tại ngày 31/12/2015, nợ xấu của VPBank bất ngờ tăng mạnh tới 58% so với cuối năm 2014, lên 3.145 tỷ đồng (tỷ lệ 2,69%). Riêng nợ nhóm 5-có nguy cơ mất vốn tăng gấp đôi lên mức 1.354 tỷ đồng, đồng nghĩa VPbank sẽ phải trích lập 100% khoản nợ này.

Nhưng mức trích lập dự phòng trên báo cáo lại thấp hơn quy định, như tại ngày 30/11/2015, VPBank có 6.357 tỷ đồng nợ nhóm 2, số dự phòng trích được 251 tỷ đồng, chỉ bằng 3,95% dư nợ và thấp hơn tỷ lệ quy định trích lập là 5%. Và hơn 1.483 tỷ đồng nợ nhóm 5- nguy cơ mất vốn chỉ được trích dự phòng là 156,4 tỷ đồng, chỉ bằng 10,5% dư nợ xấu, thấp hơn mức trích lập 100% bắt buộc theo quy định.

Vậy gần 90% số dự phòng còn thiếu cho nợ xấu nhóm 5 (tương ứng khoảng 1.334 tỷ đồng) này đang “lẩn khuất” ở đâu trên sổ sách của VPBank? Và nếu trích lập đủ, số lợi nhuận sau thuế 2.395 tỷ đồng liệu còn lại bao nhiêu?

Chưa hết, cuối năm 2015, VPBank có hơn 4.520 tỷ đồng trái phiếu VAMC song chỉ trích lập dự phòng được 567 tỷ đồng, bằng 12,5% giá trị trái phiếu trong khi quy định phải trích đủ 20%/năm. Ngược lại VPBank đã phải dùng tới 1.960 tỷ đồng dự phòng từ nguồn này để bù đắp mất vốn…

Việc trích lập dự phòng rủi ro không đầy đủ sẽ phản ánh không chính xác số lợi nhuận thực của ngân hàng. Và khi nguồn dự phòng “eo hẹp” thì ngân hàng sẽ lấy tiền ở đâu đề bù đắp nợ khó thu hồi, mất vốn?

Thời báo Tài chính

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền

(LĐTĐ) Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với những nỗ lực đồng bộ của ngành thuế Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 91.962 tỉ đồng, tăng 43,7% so cùng kỳ, chiếm 33,5% doanh thu thương mại điện tử cả nước.
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0% hoặc tỷ lệ giải ngân thấp.
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động

(LĐTĐ) Trong 10 tháng qua, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh công tác thu nợ thu được trên 58 nghìn tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Các dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt 4 triệu tài khoản, tăng 47% so với cuối năm 2023.
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh

(LĐTĐ) Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, trong đó đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh

(LĐTĐ) Dư luận đặt câu hỏi về việc quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chưa đăng ký cấp phép và cơ sở nào đề xuất các sàn giao dịch TMĐT nộp thay thuế? Bộ Tài chính cho biết việc triển khai cơ chế sàn TMĐT khai, nộp thuế thay cho người bán là nội dung được khuyến nghị triển khai trong các tài liệu, nghiên cứu của các tổ chức quốc tế khác, cũng như đã chứng minh thực tế hiệu quả triển khai của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực.
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế trong năm 2025, giải ngân đầu tư công cần được thực hiện nhanh chóng để đưa dòng tiền vào thị trường, từ đó giảm áp lực cho các ngân hàng thương mại.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Vốn tín dụng cho “tam nông”

Vốn tín dụng cho “tam nông”

(LĐTĐ) Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động