‘Ngắc ngoải’ vì thuốc giải bia, rượu
Uống nhiều bia rượu nên ăn uống ra sao? | |
Những bà vợ có chồng hay bia rượu cần biết điều này | |
Uống nhiều rượu bia, gia tăng bệnh viêm tụy cấp |
“Không có bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm nào giúp uống rượu nhiều và không say. Ngược lại, vài loại thuốc đưa vào cơ thể trước khi uống rượu còn làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh” - TS-BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), lưu ý.
Ôm bệnh vì “thần dược”
Ngồi trên giường bệnh tại khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân Gia Định, ông NVH (ở Đồng Nai) cho biết buổi chiều đàn ông con trai trong xóm thường gom tụ uống rượu đế. “Chúng tôi đặt điều kiện ai say trước phải trả tiền rượu. Thằng bạn nối khố mách uống viên thuốc paracetamol trước khi nhậu sẽ không say, tôi làm theo và y như rằng chưa bao giờ phải trả tiền rượu” - ông H. nói.
Ông H. nói tiếp: “Cách đây một tháng, tôi liên tục bị cơn đau giữa bụng hành hạ sau khi ăn cơm. Cơn đau nhiều lúc xảy ra vào lúc nửa đêm khiến tôi mất ngủ. Không chỉ vậy, tôi thường ợ chua và có cảm giác nôn ói. Tôi ốm thấy rõ, tay chân lẩy bẩy, cầm cái cuốc không nổi”.
“Các biểu hiện nói trên là điển hình của viêm loét dạ dày do rượu gây ra” - TS-BS Công nói.
Tương tự, cũng do uống thuốc giải rượu trước khi “đánh trận” mà ông VNP (ở TP.HCM) mang trong người triệu chứng xơ gan. Ông P. kể: “Do quan hệ công việc nên tôi thường gặp gỡ đối tác ngay bàn nhậu. Vì lo sợ khi say sẽ có những lời lẽ không hay, đôi khi gây bất lợi cho công ty nên tôi thường uống trước viên disulfiram mua trong tiệm thuốc Tây. Quả thật, tôi uống hoài không say, cho dù bia hoặc rượu mạnh”.
“Cách đây bốn tháng, tôi cảm nhận hơi đau ở hạ sườn phải, bụng khá to. Sau đó tôi thường mệt, không muốn ăn, rối loạn tiêu hóa, người gầy sút. Không chỉ vậy, tôi thỉnh thoảng còn bị chảy máu cam, máu chân răng. Đến khi phát hiện hai chân dưới bị phù, tôi liền vào BV Nhân dân 115 (TP.HCM)” - ông P. nói.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng, Trưởng khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân 115, cho biết do uống quá nhiều rượu bia nên ông P. bị xơ gan.
Không nên sử dụng thuốc giảm đau và dầu ăn trước khi uống rượu. Ảnh: TRẦN NGỌC |
Chẳng có thuốc giải rượu
“Sử dụng các thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin) nhằm mục đích giải rượu chính là nguyên nhân gia tăng bệnh lý dạ dày và gan. Bởi lẽ bản chất của rượu bia là alcol, một chất kích thích ức chế sự hoạt động của thần kinh, dẫn đến tình trạng say rượu. Trong khi paracetamol, aspirin không ảnh hưởng cơ chế hoạt động của alcol nên không ngừa được say rượu” - TS-BS Võ Hồng Minh Công nói.
ThS-BS Lê Thị Tuyết Phượng cho biết thêm rượu bia khi vào cơ thể sẽ hấp thu vào máu và được gan chuyển hóa rồi thải ra ngoài theo đường thở, da và nước tiểu. “Không nên sử dụng thuốc giảm đau trước khi uống rượu bia. Bởi lẽ đa phần các loại thuốc nói trên sẽ làm tăng gánh nặng hoạt động chuyển hóa của gan. Cùng lúc gan phải hoạt động để vừa chuyển hóa thuốc vừa chuyển hóa rượu bia nên gan không thể xử lý hết lượng rượu bia trong người. Lượng rượu bia không được chuyển hóa sẽ tồn trong người và là nguyên nhân gây các bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan, viêm loét dạ dày…” - ThS-BS Phượng lưu ý.
Theo ThS-BS Phượng, khi uống nhiều rượu bia thì cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo say rượu như đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên, nếu uống các thuốc giảm đau thì các loại thuốc này sẽ làm mất các triệu chứng cảnh báo say rượu. Điều này khiến người uống sẽ uống rượu bia nhiều hơn, quá ngưỡng hoạt động của gan. Do gan không thể chuyển hóa hết rượu bia khiến người uống dễ bị tác hại do chính rượu bia gây ra.
“Chưa hết, hiện một số người truyền tai “thuốc giúp uống rượu không say (disulfiram)” làm cho người uống rượu bia không có triệu chứng say. Tuy nhiên, thuốc này ức chế chức năng chuyển hóa rượu bia của gan khiến rượu bia bị ứ đọng trong cơ thể và gây hại cho người uống” - ThS-BS Phượng khuyến cáo.
Uống rượu bia sao cho ít nguy hại Không được pha rượu bia với nước uống có gas. Bởi lẽ gas sẽ gia tăng tốc độ hấp thu rượu bia vào cơ thể người, gây hại cho gan, dạ dày và tim mạch. Để hạn chế tác hại của rượu bia, nên ăn nhiều khi uống rượu, không để bụng đói. Bởi lẽ rượu và thức ăn khi trung hòa sẽ giúp rượu hấp thu vô máu chậm hơn. Theo khuyến cáo, một người nếu không mắc các bệnh liên quan đến gan thì có thể uống 1-2 lon bia mỗi ngày, hoặc một ly rượu vang (100 ml), hoặc một ly nhỏ rượu mạnh. Một tuần có thể uống 4-5 ngày. Uống rượu bia trong giới hạn cho phép thì gan dễ dàng chuyển hóa rượu bia thành chất ít gây hại và thải ra ngoài. ThS-BS LÊ THỊ TUYẾT PHƯỢNG, Trưởng khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân 115 (TP.HCM) Không ít người uống dầu ăn trước khi uống rượu bia để giúp uống được rượu bia nhiều hơn. Tuy nhiên, phương pháp này vô cùng nguy hại. Dầu ăn uống vào sẽ “tráng” dạ dày lớp màng khiến rượu bia hấp thu chậm, người uống lâu say. Thế nhưng khi lớp màng mất tác dụng thì rượu bia bắt đầu hấp thu vào cơ thể. Do lượng rượu bia trong cơ thể lúc này quá nhiều nên gan không kịp chuyển hóa để thải ra ngoài. Điều này dẫn đến ngộ độc rượu bia hoặc mắc các bệnh liên quan dạ dày, gan. TS-BS VÕ HỒNG MINH CÔNG, Trưởng khoa Nội tiêu hóa BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) |
Theo Trần Ngọc/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05