Nếu chúng ta quên quá khứ
Khơi dậy nét đặc trưng Văn học - nghệ thuật thời kháng chiến | |
Vẹn nguyên bài học "Chắc thắng mới đánh" | |
Độc đáo bộ ảnh kỷ yếu hóa thân vua chúa của học sinh chuyên Sử |
Vẫn biết quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, song quá khứ chính là nền móng, là rường cột để có một tương lai huy hoàng.
Lịch sử là quá khứ, song là nền tảng của tương lai |
Vì thế, đối với một cá nhân, hay lớn hơn là dân tộc ai trong chúng ta cũng có một quá khứ để tự hào. Một dân tộc không thể nào phát triển, nếu thế hệ đương đại của quốc gia đó không hay biết gì, hoặc biết rất ít về cội nguồn của đất nước mình. Biết lịch sử đất nước không chỉ khơi dậy tình yêu, lòng tự tôn dân tộc, mà cạnh đó còn rút ra những bài học của quá khứ để thế hệ đương đại và tương lai không lặp lại bánh xe của lịch sử. Bởi thế, ở các nước phát triển, kể cả một số quốc gia quanh ta dù bất luận học cấp nào, học sinh, sinh viên đều phải học lịch sử nước nhà một cách thấu đáo.
Ở ta cũng vậy, môn lịch sử bắt đầu đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học và học sinh lớp 4 đã bắt đầu được học. Học từ lớp 4 đến lớp 12 là quảng thời gian rất dài. Vậy mà rất ít học sinh thích học sử. Bằng chứng, mỗi khi thi THPT điểm lịch sử luôn đạt khá thấp. Tại sao lại như vậy? Chúng ta có quyền đặt câu hỏi, vì chương trình học quá nhàm chán? Cách dạy của thầy cô khô khan? Hay tại học lịch sử chả giúp được gì cho học sinh thời hiện tại khi mà những toán, văn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin mới là những thứ đề tạo cần câu cơm sau này cho lớp trẻ? Câu hỏi chỉ vẫn mãi là câu hỏi!
Có một câu ngạn ngữ phương Tây đại ý: “Khi chúng ta bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào chúng ta bằng đại bác”. Thế hệ trẻ không bắn vào lịch sử, nhưng lại thiếu ý thức về cội nguồn của mình quả cần phải xem xét lại. Có lần, một người bạn ở Đức hỏi chúng tôi: “Dận tộc ban (Việt Nam - PV) có gì đáng để tự hào nhất?”. Tôi trả lời: “Bạn biết không, hiếm có dân tộc nào trên thế giới ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Và cũng không có dân tộc nào đánh thắng được hai cường quốc mạnh nhất trong thế kỷ XX đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ”! Bạn trầm trồ khen. Thế rồi, lại hỏi tiếp: “Thế còn hiện tại”? Bạn hỏi làm tôi thoáng giật mình…!
Trong quá khứ cha ông ta đã đánh thắng quân Nguyên Mông làm nên kỳ tích trong lịch sử nhân loại. Thế hệ trẻ ngày này phải biết về lịch sử của Tiên Tổ để làm nên những kỳ tích trên mặt trận xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; khoa học, kỹ thuật.... |
Có lẽ chưa bao giờ, thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng được tiếp cận với những giá trị tiến bộ của nhân loại như hiện tại. Một học sinh mới lên lớp 1, 2 cũng có thể sử dụng diện thoại thông minh thành thạo; học sinh lên lớp 4 đã có thể dùng Facebook và mạng xã hội cho riêng mình; sinh viên biết làm thêm đủ nghề để kiếm tiền mua chiếc Ipone đời mới nhất sử dụng… Song có một điều người viết tin tưởng chắc chắn rằng: Rất hiếm sinh viên, khi cầm chiếc Ipone trên tay, ngồi tĩnh lặng trong một góc phòng để bình tâm suy nghĩ: Tại sao người Mỹ họ phát minh, làm ra những chiếc điện thoại thông minh đến thế mà người Việt lại không làm được? Tại sao tổ tiên chúng ta từng đánh thắng quân Nguyên Mông vốn “bánh trướng” cả trời Âu lẫn Á? Tại sao cha ông ta làm nên bao kỳ tích trong lịch sử mà thế hệ chúng ta ngày nay chưa làm được trên bình diện khoa học, kỹ thuật và kinh tế để sánh vai các cường quốc năm châu? Nếu chỉ cần trong số 5% các bạn sinh viên luôn trăn trở vấn đề này thì chắc chắn tương lai vì một Việt Nam thịnh vượng sẽ vô cùng sáng lạn!
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Bởi thế, muốn xây dựng đất nước thái bình và phát triển mỗi công dân nói chúng, thế hệ trẻ nói riêng phải biết, phải yêu và quý trọng lịch sử nước mình. Tuy vậy, trong một xã hội đang chuyển đổi với sự lên ngôi của công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, chúng ta không thể áp đặt việc học và dạy lịch sử môn cách khô khan mà quan trọng phải truyền vào các em những bài học lịch sử chân thực và sống động để các em thêm yêu lịch sử nước nhà và vì thế càng thêm yêu Tổ quốc mình. Sống có trách nhiệm với tiên tổ và dân tộc!
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28