Nên quy định Cảnh sát biển thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
Điểm tựa vững chắc của người lính cảnh sát biển | |
Bí thư HN và một buổi chiều ở sở chỉ huy Cảnh sát biển | |
Cảnh sát biển đặt đóng xuồng tuần tra cao tốc |
Dự án Luật CSB VN được xây dựng gồm 8 chương, 47 điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CSB VN; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với CSB VN.
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến tập trung thảo luận về những nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau liên quan đến vị trí, chức năng của CSB VN; phạm vi hoạt động của CSB VN; quy định các trường hợp nổ súng của cán bộ, chiến sỹ CSB VN; phối hợp hoạt động...
Về vị trí của CSB VN (khoản 1), một số ý kiến đề nghị quy định CSB VN thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; một số ý kiến đề nghị quy định CSB VN là lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; có ý kiến đề nghị không quy định CSB VN là lực lượng vũ trang nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề xuất nên quy định CSB VN thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, vì trong nội dung điều 4 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của CSB VN quy định rõ: “Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, thống lĩnh của Chủ tịch nước, quản lý thống nhất của Chính phủ, quản lý và điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”, điều này cũng đã thể hiện rõ CSB VN thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Cũng về vấn đề trên, theo UBQPAN, hiện nay, việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; tình hình an ninh, trật tự trên biển diễn biển khó lường; tình hình tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống gia tăng; môi trường hoạt động trên biển khó khăn, khắc nghiệt, cán bộ, chiến sĩ CSB VN thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có thể hy sinh.
Nên quy định Cảnh sát biển thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Dantri) |
Nếu quy định CSB VN là lực lượng dân sự thì khó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, nhất là việc tham gia giải quyết các “tình huống quốc phòng, an ninh” trên biển như trong thời gian vừa qua.
Về chức năng của CSB VN (khoản 2), một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định “CSB VN có chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển” là trùng lặp một phần chức năng của một số lực lượng khác, nên đề nghị sửa lại thành “CSB VN phối hợp với các lực lượng khác và góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển”, vì đây là nhiệm vụ chung của các lực lượng trên biển.
Về vấn đề này, UBQPAN cho rằng, các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển diễn biến phức tạp, khó lường luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột vũ trang.
Thực tiễn 20 năm thi hành Pháp lệnh đã chứng minh một trong những hoạt động chủ yếu của CSB VN là bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển; là lực lượng chuyên trách của Nhà nước làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ an ninh quốc gia và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Việc Pháp lệnh chưa quy định chức năng này cho CSB VN chưa tương xứng với vị trí của CSB VN.
Vì vậy, UBQPAN đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nguyên quy định “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển…” như dự thảo Luật Chính phủ trình.
Một số đại biểu cho rằng đây là một luật có liên quan đến nhiều dự án luật khác cũng như những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, vì vậy, cần phải được xây dựng thận trọng, nhất là những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí của CSB VN. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề nghị dự án Luật quy định rõ về các trường hợp nổ súng của cán bộ, chiến sỹ CSB VN.
Trong báo cáo xin ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, về vấn đề quy định các trường hợp nổ súng của cán bộ, chiến sỹ CSB VN (khoản 3 Điều 14 dự thảo Luật Chính phủ trình), UBQPAN cho biết việc sử dụng vũ khí quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc đã được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Vì vậy, đề nghị không quy định nội dung này trong Luật.
UBQPAN cũng thấy rằng, điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới chỉ quy định trường hợp nổ súng vào phương tiện giao thông đường thủy, chưa quy định nổ súng vào tàu thuyền trên biển gây khó khăn, hạn chế cho CSB VN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trên biển, đặc biệt là trong đấu tranh phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền theo Hiệp định ReCAAP mà Việt Nam là thành viên.
Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sỹ CSB VN trong thực hiện nhiệm vụ, UBQPAN đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho tách khoản 3 Điều 14 dự thảo Luật Chính phủ trình và chỉnh lý thành Điều 15 quy định về trường hợp nổ súng của cán bộ, chiến sỹ CSB VN như dự thảo Luật dự kiến tiếp thu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31