Nâng tầm Du lịch Thủ đô
Thêm điểm nhấn cho Du lịch Thủ đô | |
Du lịch Hà Nội: Thêm sự hấp dẫn với các điểm đến | |
Hà Nội lần đầu lọt top 10 điểm hấp dẫn nhất thế giới |
Còn trang Telegraph của Anh đã xếp Hà Nội đứng đầu trong “16 thành phố có ẩm thực ngon và phong phú nhất thế giới”… là những minh chứng sống động được bạn bè quốc tế ghi nhận về sự lôi cuốn văn hóa, du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, chính quyền Thành phố đang hạ quyết tâm phát triển du lịch Thủ đô xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. |
Độc đáo du lịch ẩm thực
Trong thế mạnh của văn hóa ẩm thực Việt Nam, các món ăn đặc trưng của Hà Nội là tập hợp tinh túy, hài hòa những yếu tố cầu kỳ và đơn giản, mang đến những rung cảm thú vị cho thực khách. Chả thế mà, các món ăn bình dị của đất Hà Thành như bún chả, cốm Mễ Trì đã lọt vào “mắt xanh” của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến công du tại Việt Nam cách đây chưa lâu.
Hiện ở Hà Nội, loại hình du lịch ẩm thực đang thu hút đông du khách với nhiều khu phố ẩm thực (như Tống Duy Tân, Cấm Chỉ…), các nhà hàng trong khu phố cổ (như Tạ Hiện, Mã Mây, Đồng Xuân, Cầu Gỗ),, các nhà hàng Châu Á ở những khách sạn cao cấp của Hà Nội…
Các nghệ sĩ biểu diễn trên phố đi bộ ven hồ Hoàn Kiếm. |
Để phát huy thế mạnh về ẩm thực, Sở Du lịch Hà Nội đang tập trung tiến hành một số sự kiện như Liên hoan Ẩm thực đường phố (dự kiến tổ chức hàng tuần tại khu vực hồ Tây), Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam (tổ chức thường niên vào tháng 10).
Qua đó, tổ chức giới thiệu, trình diễn chế biến món ăn đặc trưng của Hà Nội, của các địa phương và quốc gia khác, đồng thời chọn lựa những món đặc sắc của ẩm thực Thủ đô đưa vào các chương trình hợp tác xúc tiến du lịch quốc tế, các chương trình giao lưu như “Tuần Văn hóa Hà Nội” tại các quốc gia.
Du lịch kết nối
Hà Nội hiện có 5.175 di tích văn hóa, lịch sử (trong đó có 1.050 di tích được xếp hạng quốc gia). Nhiều di tích nổi tiếng đã được UNESCO công nhận như: Hoàng thành Thăng Long, Cổ Loa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám... Hà Nội cũng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời như đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc... có thể tạo thành những tour du lịch kết nối văn hóa, lịch sử, làng nghề đặc sắc.
Tổng số khách du lịch quốc tế đến Hà Nội trong năm 2016 đã vượt mục tiêu đề ra với 4 triệu lượt người cùng gần 18 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 62.000 tỉ đồng - tăng 13% so với cùng kỳ năm 2015. Dù vẫn còn nhiều rào cản khiến du lịch Hà Nội chưa thật sự bứt phá, nhưng Thành phố đang từng bước tháo gỡ để năm 2017 đón 4,08 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2020, đạt mục tiêu đón 5,7 triệu lượt khách quốc tế. Với “Cẩm nang” là Nghị quyết số 06 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 207 của UBND TP.Hà Nội “Về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, hy vọng hoạt động du lịch ở Thủ đô sẽ phát triển mạnh. |
Đặc biệt, từ ngày 1/9/2016, không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được triển khai đã tạo địa điểm vui chơi, thư giãn hiệu quả cho cộng đồng dân cư, du khách trong nước và quốc tế dịp cuối tuần, với khoảng 18.000 - 25.000 người/ngày đến phố đi bộ.
Điểm nhấn chính của các tuyến phố đi bộ là hoạt động văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian đan xen các hoạt động nghệ thuật đương đại. Thành phố còn tổ chức nhiều sự kiện tại khu vực này như: Ngày Văn hóa Seoul tại Hà Nội, Không gian văn hóa dân tộc Mông Hà Giang, triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm” gắn với trình diễn không gian ánh sáng...
Trong năm 2016, thành phố Hà Nội tổ chức 3 sự kiện du lịch lớn, gồm: Chương trình “Ký ức Hà Nội”, Liên hoan Du lịch làng nghề Hà Nội - Việt Nam 2016 và Festival Áo dài 2016.
Ngày 11/12/2016, "Không gian Áo dài Việt" của vợ chồng nhà thiết kế Lan Hương - người đầu tiên được tặng danh hiệu “Nghệ nhân Áo dài Việt Nam” - tại 18 Âu Cơ (quận Tây Hồ) đã được khai trương, là "Không gian Áo dài Việt" duy nhất ở Hà Nội và đã được Sở Du lịch Hà Nội công nhận “Cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch”.
Mục tiêu đón hơn 23 triệu lượt khách năm 2017
Hiện, “Quy hoạch phát triển du lịch Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” xác định Hà Nội sẽ có 6 cụm du lịch trọng điểm. Lợi thế du lịch ở Hà Nội rất lớn, nhưng để khai thác hiệu quả hút khách du lịch, Hà Nội vẫn còn nhiều việc cần được lưu tâm cải thiện như: Ý thức ứng xử nơi công cộng; văn minh, lịch sự trong giao tiếp; chấp hành những quy định văn minh đô thị; tiếp tục đầu tư bảo tồn các di tích, di sản; giải quyết nạn tắc đường, tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu trung tâm mua sắm, số buồng/phòng khách sạn...
Theo ông Đỗ Đình Hồng - GĐ Sở Du lịch Hà Nội, sở sẽ tiếp tục phối hợp hoàn thiện không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để trở thành sản phẩm điểm nhấn của du lịch Hà Nội; tổ chức đón đoàn phóng viên và doanh nghiệp du lịch quốc tế đến để quảng bá giới thiệu du lịch Thủ đô; triển khai chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực cơ sở lưu trú du lịch; tập trung liên kết với các địa phương trong nước và quốc tế trong việc xây dựng các loại hình du lịch nội Vùng Thủ đô, quốc gia và quốc tế; hoàn thành quy hoạch khu Ba Vì - Suối Hai và quy hoạch phát triển làng gốm sứ Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc thành điểm du lịch đạt chuẩn quốc gia và quốc tế; tiến hành khai thác mặt nước và không gian quanh hồ Tây trở thành sản phẩm du lịch mới của Thủ đô…
Việc TP.Hà Nội quyết định chi 2 triệu USD để từ ngày 1/1/2017 đến 31/12/2018, quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội trên kênh truyền hình CNN (Mỹ), nhằm thu hút du khách đến Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung được kỳ vọng sẽ tạo cú hích lớn trong thu hút du khách, kêu gọi đầu tư, kích cầu tiêu dùng để Hà Nội nói riêng, Vùng Thủ đô nói chung phát triển mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hội nhập.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04