Nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Phố sách Hà Nội thu hút gần 20.000 lượt khách tham quan | |
Không gian tri thức giữa lòng Thủ đô | |
Đưa Hà Nội trở thành Thành phố văn hóa đọc |
Tại triển lãm đã giới thiệu cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân” của Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành nhân dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017).
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với CAND và QĐND” với sự tham gia của 6 đơn vị gồm: Thư viện CAND; Thư viện Quân đội; NXB CAND; Trung tâm Thông tin khoa học Công an; Trung tâm Lưu trữ và Thư viện, trường Đại học PCCC; Trung tâm Lưu trữ và Thư viện trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND.
Triển lãm giới thiệu trên 3.000 đầu sách với các chuyên đề: Bác Hồ với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Lịch sử CAND Việt Nam; Lịch sử QĐND Việt Nam; CAND và QĐND trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Triển lãm sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân và Quân đội nhân dân” |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, giáo dục, rèn luyện và phát triển lực lượng Công an nhân dân trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân là tài sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, quán triệt và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển xã hội học tập, đặc biệt là phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thông qua quy hoạch tổng thể phát triển ngành thư viện, báo chí, xuất bản.
Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn quan tâm đến việc cung cấp sách, báo phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần, thông tin, nghiên cứu, học tập và nâng cao kiến thức toàn diện cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là công tác thư viện, báo chí, xuất bản và bảo tàng trong Công an nhân dân.
“Hiện nay, mô hình và phương thức hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách trong Công an nhân dân đang phát huy tác dụng tích cực, góp phần duy trì, phát triển văn hóa đọc, giúp cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ” – Bộ trưởng khẳng định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thư viện, phòng đọc trong Công an nhân dân còn nhiều mặt hạn chế, bất cập; việc bổ sung sách, báo ở một số đơn vị, địa phương chưa được thường xuyên, sách phục vụ cho công tác nghiên cứu còn ít, một số sách nội dung còn chưa thật sự hấp dẫn. Cán bộ, chiến sĩ nhìn chung chưa tạo được thói quen đọc sách và tạo ra các giá trị thông qua văn hóa đọc.
Để phong trào đọc sách trong Công an nhân dân ngày càng phát triển mạnh, có chiều sâu và đọc sách báo trở thành việc thường xuyên hằng ngày của mỗi cán bộ, chiến sĩ, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ và các học viện, trường Công an nhân dân bố trí để cán bộ, chiến sĩ, học viên được tham quan triển lãm sách, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị nhằm tuyên truyền để cán bộ, chiến sĩ, học viên có dịp tìm đọc những cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân qua đó tìm hiểu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, rèn luyện mình về tư cách người Công an cách mệnh theo 6 điều Bác Hồ dạy.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng yêu cầu lãnh đạo Công an các cấp quan tâm đến các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ trong Công an nhân dân; trong đó, phải thành lập và phát triển hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách. Phải có nhiều hình thức hoạt động thích hợp để tuyên truyền quảng bá về văn hóa đọc, tổ chức triển lãm, giới thiệu sách, tổ chức các hoạt động trong các học viện, nhà trường, các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân về văn hóa đọc. Thư viện, phòng đọc phải thực sự là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn để thu hút cán bộ, chiến sĩ tới nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40