Nâng cao giá trị sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Giảm nỗi lo được mùa - mất giá | |
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả sản xuất cây ăn quả |
Theo báo cáo của các huyện, thị xã, đến nay toàn Thành phố chuyển đổi được 34.715,2 ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó diện tích chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao có diện tích lớn nất (13.183,1 ha), tiếp đến là diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả (6.747,7 ha), rau an toàn (2.810,4 ha),... Huyện có diện tích chuyển đổi lớn là Sóc Sơn, Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai,...
|
Sau dồn điền đổi thửa,Thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn, qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, Thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ,.... cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25 -30%.
Vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng,... cho giá trị sản xuất từ 400 -500 triệu đồng/ha/năm. Vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc các huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Phúc Thọ với giá trị 0,5 - 1 tỷ/ha/năm,....
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới,...
Đến nay, toàn Thành phố có 127 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (tăng 21 mô hình so với cuối năm 2017). Trong đó, các địa phương có nhiều mô hình như: Mê Linh 18 mô hình, Gia Lâm 17 mô hình, Thường Tín 14 mô hình, Sóc Sơn 9 mô hình, Thanh Oai 9 mô hình, Phúc Thọ 8 mô hình, Đông Anh 8 mô hình, Đan Phượng 8 mô hình, Phú Xuyên 8 mô hình,....
|
Một số mô hình nổi bật như: Nhà máy sản xuất Nấm Kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh cao tại xã Đốc tín, huyện Mỹ Đức; mô hình sản xuất rau thủy canh của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đa Tốn,.... giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện nay chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay tuy quy mô còn nhỏ nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay.
Cùng với đó, mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả. Các mô hình liên kết hiện nay đã tạo ra chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển sản xuất bền vững và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, bước đầu các mô hình đã tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, bảo đảm đầu ra cho nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định.
Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn Thành phố có 130 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tăng 59 mô hình liên kết so với cuối năm 2017. Trong đó các địa phương có nhiều mô hình liên kết như: Ứng Hòa có 21 mô hình, Gia Lâm 18 mô hình, Đông Anh có 14 mô hình, Quốc Oai có 9 mô ình, Sóc Sơn có 9 mô hình, Mỹ Đức có 8 mô hình,....
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07