Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả sản xuất cây ăn quả
Huyện Sóc Sơn: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp | |
Hướng đi mới về phát triển du lịch nông nghiệp | |
Ứng dụng công nghệ để phát triển nền nông nghiệp bền vững |
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện diện tích trồng cây ăn quả của thành phố khoảng 17.000ha với các chủng loại chính: Bưởi, cam, nhãn, chuối; còn lại là táo, đu đủ, hồng xiêm, vải, xoài… Một số địa phương đã áp dụng kinh nghiệm trồng, thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học về trồng cây ăn quả như: Sử dụng túi bao quả, giống nuôi cấy mô, tưới nước tiết kiệm… tập trung chủ yếu ở các huyện: Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng…
Mô hình trồng bưởi tại xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh Mai Quý |
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, quản lý. Qua đó, giúp cán bộ và nông dân từng bước nâng cao nhận thức, tay nghề về lựa chọn giống, phân bón, kỹ thuật bón phân cho từng cây, từng giai đoạn sinh trưởng.
Đồng thời, nâng cao trình độ, năng lực trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, chủ động sản xuất và xử lý tình huống bất lợi diễn ra trong quá trình sản xuất... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thâm canh cây ăn quả trên đơn vị canh tác.
Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tại một số mô hình đã được nâng cao như: Bưởi Diễn đạt 500 - 550 triệu đồng/ha/năm; cam Canh đạt 700 - 800 triệu đồng/ha/năm; nhãn chín muộn đạt 250 - 300 triệu đồng/ha/năm; chuối đạt 190 triệu đồng/ha/năm, vùng trồng cây ăn quả 200ha ở huyện Thanh Oai cho thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng/ha/năm...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong phát triển mô hình trồng cây ăn quả vẫn còn khó khăn do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, việc liên kết sản xuất - tiêu thụ hạn chế, đầu tư ứng dụng công nghệ cao chưa phổ biến. Tại một số địa phương, người dân đầu tư thâm canh thấp, ứng dụng kỹ thuật mới còn hạn chế nên năng suất chưa cao.
Việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa được người dân quan tâm đúng mức. Nhiều hộ chưa có kho riêng lưu trừ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không có sổ sách theo dõi chủng loại, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sử dụng.
Không chỉ thế, một số địa phương cũng chưa chú trọng tới xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các loại cây ăn quả để truy xuất nguồn gốc xuất xứ… ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ cho sản phẩm. Công tác quản lý và sản xuất giống cây ăn quả còn bất cập đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Đó là những nguyên nhân khiến tính cạnh tranh của sản phẩm quả trên thị trường đạt thấp, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.
Trước thực tế trên, theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, để các vùng trồng cây ăn quả phát huy hiệu quả xứng với tiềm năng, thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tăng cường tập huấn cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản nói chung, trái cây nói riêng trong quá trình xuất; đồng thời, hỗ trợ các địa phương xây dựng chỉ dẫn địa lý với một số loại cây ăn quả đặc sản (nhãn, bưởi...); nghiên cứu, nắm chắc tình hình thị trường, dự báo sản lượng tiêu thụ cụ thể cho từng thị trường và đưa vào chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các sở, ngành cần tiếp tục tham mưu cho thành phố có chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây ăn quả. Đây được coi là giải pháp quan trọng nhằm từng bước xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, an toàn, thân thiện với môi trường.
Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 có 1.384ha diện tích sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao chiếm 15-20% tổng giá trị sản xuất cây ăn quả toàn thành phố; khuyến khích các vùng cây ăn quả sản xuất theo hướng tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu như: Mỹ, châu Âu... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52