Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Giảm nỗi lo được mùa - mất giá
Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao | |
Chuyện ở huyện làm nông nghiệp công nghệ cao |
Từ câu chuyện các hộ sản xuất manh mún
Đến thăm bãi hoa thôn Trung, Tây Tựu vào ngày cuối tuần, chúng tôi có cơ hội được trò chuyện với những người nông dân Tây Tựu về những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc trồng hoa đón Tết. Theo một số người dân làng Tây Tựu cho biết, trước đây, toàn bộ diện tích đất của Tây Tựu trồng các loại cây như lúa, dưa lê, cà chua… sau khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng sinh trưởng và phát triển rất tốt, đưa lại cho người dân Tây Tựu thu nhập ổn định, các hộ dân ở đây quyết định trồng hoa thay thế cho các loại cây khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, làng hoa Tây Tựu đã khoác lên mình màu sắc rực rỡ của các loại hoa như ly, cúc, hồng, đồng tiền, thược dược.. Thế nhưng, việc thời tiết các năm diễn biến thất thường cũng chính là nỗi lo của người nông dân khi bắt đầu bước vào thời vụ, nhất là vụ hoa để chuẩn bị cho dịp Tết sắp tới.
Cánh đồng hoa Đồng Tiền ứng dụng công nghệ cao. ảnh L.Hằng |
Gắn bó với nghề trồng hoa từ khi còn nhỏ, bác Nguyễn Thị Tình, thôn Trung, phường Tây Tựu cho biết: Người dân ở Tây Tựu trồng hoa quanh năm, mỗi loại hoa thích hợp với một loại thời tiết và cách chăm sóc nên những người dân khi trồng đều phải chăm sóc rất tỷ mỷ và chu đáo.
Đối với vụ hoa Tết này thì đa phần người dân đã tiến hành trồng một số loại hoa lâu ngày, còn với những loại hoa ngắn ngày thì thời điểm hiện tại bắt đầu mua giống để trồng. Riêng với gia đình bác thì hiện tại đang gấp rút làm cỏ để vài hôm tới bắt đầu trồng gần 2 xào ly cam, nếu thời tiết cứ nồm mà không có đợt lạnh nào từ giờ cho tới Tết thì 2 xào hoa ly này sẽ đưa về một khoản thu để trang trải cho gia đình.
Thời gian này, gia đình bác Phan Thị Nhàn cũng tất bật chạy đua với thời tiết và thời gian để chăm sóc cho những luống cúc để cúc sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, chờ tới ngày ra hoa. Đối với người dân Tây Tựu, hoa được mùa hay không thì phải phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết năm nay thất thường lúc nắng lúc lạnh đột ngột khiến những người nông dân Tây Tựu luôn trong tình trạng lo lắng, bất an.
Để đầu tư trồng một mẫu hoa thì người nông dân Tây Tựu phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn. Vừa đưa tay nhặt cỏ, vừa tranh thủ trò chuyện với chúng tôi, bác Nguyễn Thị Tình cho hay: Để đầu tư 1 mẫu ly thì ít cũng phải bỏ ra từ vài chục đến cả trăm triệu từ lúc mua giống đến khi thu hoạch, mà đâu chỉ tiền mua giống còn tiền thuê người trồng, làm cỏ, rồi thu hoạch.
Với thời tiết như bây giờ nếu thời tiết nồm, ẩm, hoa sẽ nở trước Tết còn nếu thời tiết rét kéo dài, hoa ly sẽ nở sau Tết. Dù hoa nở trước Tết hay sau Tết thì đó cũng là một thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với gia đình bà, người dân trồng hoa ở Tây Tựu và cả những vùng hoa lân cận. Bởi vậy nên người ta mới nói trồng hoa như đánh một canh bạc, may mắn thì được ăn, kém may thì hòa vốn còn tệ hơn nữa thì lỗ vốn, mất công sức mình bỏ ra chăm sóc.
Bác Tình kể cho chúng tôi nghe về vụ hoa Tết năm trước, vụ hoa tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, một số hộ trồng hoa ly bị lỗ khá nặng do hoa nở không đúng thời điểm, gia đình bác may mắn trồng ít nên số hoa bị trượt không đáng kể, hoa chỉ đắt nhất và những hôm 25 tới 26 âm lịch, còn nếu trước hay sau khoảng thời gian đó thì hoa sẽ rất rẻ.
Ví dụ một bó hoa ly trong Tết có giá từ 200- 300 ngàn đồng 1 cành thì trước hoặc sau Tết chỉ còn từ 70- 80 ngàn đồng một cành. Không kể đâu xa, mới vừa tháng trước mua mầm cúc với giá 170 đồng đến 180 đồng trên một mầm cúc về trồng, vừa trồng được vài hôm thì toàn bộ số mầm cúc bị nghẹo cổ và gia đình bà phải mua giống trồng thay thế toàn bộ số hoa cúc đó. Hoa cúc là loại hoa dễ trồng nhất trong các loại hoa, nhưng với bất kể loài hoa nào cũng cần có thời tiết thuận lợi để phát triển.
Yên tâm sản xuất khi áp dụng công nghệ cao
Với sự chung sức của cả hệ thống chính trị và người dân Đan Phượng sẽ có thêm nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và quan trọng hơn người là việc người dân không còn phải đánh cược với thời tiết, chạy đua với thời gian như trước đây. |
Đối lập với tình trạng thấp thỏm lo âu vì những diễn biến phức tạp của thời tiết sẽ ảnh hưởng đến vụ hoa Tết của những hộ gia đình sản xuất manh mún, một số gia đình ở huyện Đan Phượng đến nay đã làm chủ được thời tiết trên chính mảnh đất của mình bằng cách áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào việc trồng và chăm sóc hoa. Huyện Đan Phượng là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận huyện nông thôn mới. Từ nền tảng đó, Đan Phượng tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Dung xã Phương Đình, là một trong những hộ dân sớm áp dụng khoa học công nghệ vào trồng hoa lan hồ điệp. Năm 2010, gia đình bà Dung mạnh dạn làm đơn xin dồn điền đổi thửa tập trung tất cả diện tích đất của gia đình tại một nơi, thêm vào đó bà vay ngân hàng 1 tỷ đồng đầu tư xây dựng các dãy nhà kính, màng, diện tích gần 3.000m2 sản xuất giống hoa và 40.000 cây hoa thương phẩm lan hồ điệp.
Đến nay thu nhập từ trồng hoa mỗi năm thu lãi vài tỷ đồng. Cũng đầu tư sản xuất giống, hoa thương phẩm lan Hồ điệp là HTX Đan Hoài. Dự án của HTX Đan Hoài có 7 dãy nhà màng lưới, sản xuất 50.000 cây giống và 20.000 cây thương phẩm, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/năm. Hai cơ sở này đều ứng dụng công nghệ cao bao gồm giống mới, sử dụng các chế phẩm sinh học, điều tiết ánh sáng, có hệ thống tự điều hòa nhiệt độ, quy trình sản xuất được thực hiện khép kín. Các mô hình này tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập tương đối ổn định.
Nhờ áp dụng công nghệ cao vào quá trình trồng và chăm sóc hoa nên vấn đề thời tiết đã không còn là vấn đề đáng lo với gia đình bà Dung và HTX Đan Hoài. Điều đó chứng tỏ những người nông dân luôn suy nghĩ và trăn trở về việc làm thế nào để chủ động trong vấn đề thời tiết và sự sinh trưởng, phát triển của cây để mang lại nguồn thu nhập cao.
Nói về nghề trồng hoa ở địa phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết: “Đan Phượng là huyện ven đô đất chật, người đông, bình quân diện tích đất nông nghiệp chỉ 10 thước/khẩu nên trồng lúa hiệu quả sẽ không cao. Thực tế này đặt ra cho huyện phải tìm các cây trồng, vật nuôi giá trị cao để đưa vào canh tác, nhất là đối với việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.”
Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp không đơn giản, bởi phải có nguồn vốn đầu tư lớn cho công nghệ, xây dựng hạ tầng, nhân lực chất lượng cao. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Đan Phượng đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính và mặt bằng sản xuất.
Cụ thể, huyện đã đẩy mạnh các biện pháp thâm canh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, năng suất cao đưa vào sản xuất; phát triển các khu chuyên canh tập trung, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa; bước đầu hình thành các dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình có năng lực, đủ điều kiện đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của thành phố; thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân hình thành mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20