Nâng cao chất lượng thi hành án dân sự
Chấn chỉnh trang phục tại nơi thờ tự: Nơi nghiêm túc, chỗ thờ ơ | |
Quy tắc ứng xử sẽ giúp người Việt đẹp hơn | |
Quán triệt triển khai Bộ quy tắc ứng xử của thành phố |
Theo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Lê Quang Tiến, trong 6 tháng đầu năm, Cục đã ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự có hiệu lực theo đúng quy định pháp luật. Về kết quả thi hành án dân sự, tính từ ngày 1/10/2016 đến 30/6/2017, các cơ quan Thi hành án dân sự TP đã thụ lý trên 38 nghìn vụ việc, tăng trên 3,9 nghìn vụ (tăng 11%) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, số vụ việc đã thi hành xong là 17.586 vụ việc trên tổng số 28.843 vụ việc có điều kiện thi hành, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Trọng Toàn) |
Về kết quả thi hành án dân sự về tiền, toàn ngành đã thụ lý trên 21,6 nghìn tỷ đồng, tăng trên 7.200 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ 2016). Trong tổng số 16,4 nghìn tỷ đồng có điều kiện thi hành, các đơn vị đã thi hành xong trên 2.700 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 16% (tăng 7% so với cùng kỳ năm trước). Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Lê Quang Tiến cho biết, trong số này, khó khăn nhất là giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tổng số vụ việc phải giải quyết loại này là 3.194 vụ, tương ứng số tiền trên 12,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 8% về tổng số vụ và 56% về tổng số tiền), tuy nhiên, việc xử lý tài sản đảm bảo còn khó khăn. Hiện cơ quan thi hành án mới giải quyết được 177 việc với trên 1.200 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành TP Hà Nội đối với công tác thi hành án dân sự thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị và mong muốn, trong thời gian tới, TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo, quan tâm đến công tác này, nhất là phối hợp, đẩy nhanh tiến độ GPMB để triển khai dự án xây dựng trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, cùng với đó là 6 trụ sở Chi cục Thi hành án tại 6 huyện còn thiếu hoặc chưa đáp ứng về diện tích làm việc.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải biểu dương sự nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác thi hành án dân sự toàn TP trong thời gian qua, nhất là trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, đội ngũ Chấp hành viên. Toàn ngành cũng đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh cải cách hành chính... qua đó đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra trong bối cảnh của Thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, số vụ việc tiếp nhận nhiều và tính chất ngày càng phức tạp.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cũng cho rằng số vụ việc tồn đọng từ năm 2016 chuyển sang năm 2017 vẫn nhiều. Do đó, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cần phải vào cuộc phân tích xem đâu là nguyên nhân để tập trung giải quyết, không để tồn đọng kéo dài. Cùng với đó, ngành thi hành án phải nhận diện kỹ 7 tồn tại, hạn chế đã nêu, đề ra những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để khắc phục.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải yêu cầu ngành thi hành án dân sự tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), các Nghị quyết, chương trình công tác của Thành phố và của ngành, gắn với thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó, thực hiện lời dạy của Bác về người cán bộ Tư pháp là “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”.
Bí thư Thành ủy đề nghị trong quá trình triển khai nhiệm vụ, ngành thi hành án dân sự cần quan tâm đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, chấp hành viên, đồng thời mong muốn đội ngũ cán bộ thi hành án là những người trực tiếp tiếp xúc với dân, nên phải mẫu mực trong thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu Cục Thi hành án dân sự TP rà soát lại toàn bộ các quy chế phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị, rà soát những bất cập để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; Đẩy mạnh kiểm tra trong nội bộ để kịp thời chấn chỉnh, hạn chế thấp nhất số cán bộ, công chức vi phạm đồng thời, tăng cường kỷ luật kỷ cương, phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất trong nội bộ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17