Năm Kỷ Hợi nói chuyện nuôi lợn ở Trường Sa
Quân dân Trường Sa đón Tết yên vui | |
Blouse trắng giữa trùng khơi | |
Thắm tình quân dân nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc | |
Lễ chào cờ thiêng liêng ở Trường Sa | |
Những món quà từ biển khơi |
Thức trắng đêm chăm lợn… say sóng
Tàu KN 491 đưa đoàn công tác từ đất liền ra thăm, tặng quà và chúc Tết quân, dân Trường Sa vào một buổi chiều cuối năm. Quà Tết ngoài lương thực thực phẩm, mai, quất, đào… cùng những đồ dùng thiết yếu khác còn có hàng trăm con lợn cũng theo tàu ra khơi.
Các chiến sĩ chuyển lợn lên tàu để ra đảo |
Cuối năm, biển động, sóng biển dường như hung dữ hơn. Gần một nửa thành viên trên tàu say sóng, kể cả những lính trẻ mới đang độ tuổi đôi mươi. Thiết tưởng chỉ có người mới bị say sóng nhưng điều thú vị là cả trăm chú lợn trên tàu cũng bị sóng biển “quật ngã”.
Anh Trịnh Văn Nam, người chăm sóc cho những chú lợn trên tàu, dẫn chúng tôi ra xem đàn lợn phía cuối tàu. Những hình ảnh lợn nằm bẹp, nôn mửa khắp chuồng khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.
"Khi say sóng, lợn không chịu ăn, chỉ nằm một chỗ và nôn ói. Em phải cho chúng uống thuốc đề kháng và cho ăn riêng, những con yếu phải được cách ly và chăm sóc, theo dõi riêng”, Nam nói.
Việc chăm lợn trên tàu gặp nhiều khó khăn vì tàu di chuyển liên tục trên biển, nghiêng và lắc thường xuyên nhất là những lúc dọn dẹp chuồng và cho lợn ăn. Để nắm bắt tình hình, sức khỏe của đàn lợn, Nam và đồng đội nhiều đêm phải thức trắng, soi đèn pin đếm và trông biểu hiện của từng con.
Những chú lợn say sóng trên tàu |
“Đây là lợn từ đất liền theo tàu ra cung cấp cho các đảo ở Trường Sa vui xuân đón Tết Kỷ Hợi 2019. Do hải trình kéo dài nên phần lớn lợn đã bị say sóng nên bằng mọi cách chúng tôi phải đảm bảo lợn khỏe mạnh khi đến với quân dân trên các đảo”, Nam nhấn mạnh.
Để đảm bảo cho lợn khỏe mạnh, mỗi ngày Nam và đồng đội phải tắm sạch sẽ cho lợn, khi tắm không được xịt nước vào tai lợn để tránh bị chết. Do điều kiện thức ăn trên tàu hạn chế, lợn không được ăn như trong đất liền. Mặc dù chế độ khẩu phần" của lợn là 3 bữa/ngày nhưng thức ăn chủ yếu là đồ ăn thừa của bộ đội sau khi phân loại chỉ giữ lại cơm và rau…
Việc chăm lợn trên tàu đã khó, việc bắt lợn để chuyển xuống các đảo cũng gặp vô vàn khó khăn. Mỗi khi đưa lợn vào các đảo, điểm đảo phải huy động 3-4 người mới bắt được, khênh ra xuồng vận tải để chuyển lợn ra.
Nuôi lợn trên đảo Trường Sa
Với nhiều nông dân, việc nuôi lợn là đơn giản, nhưng việc này lại vô cùng khó ở Trường Sa, nơi chỉ có gió, cát và muối. Chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến về đàn lợn được nuôi trên đảo Trường Sa.
Chăn nuôi đã được những người lính Trường Sa thực hiện nhiều năm nay, đảm bảo thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Những đàn lợn, vịt, gà… số lượng lớn không còn gì quá xa lạ với những người lính đảo. Nhưng chủ động được nguồn giống luôn gặp trở ngại do thời tiết khắc nghiệt.
Đối với đàn lợn, để sinh sản thành công, phát triển được đàn giống trong chăn nuôi quy mô lớn là việc làm gặp nhiều khó khăn. Nhưng vượt qua khó khăn, các chiến sĩ trên đảo đã có những đàn lợn được sinh ra và lớn lên ở đảo để chào đón mùa xuân này.
Chăm lợn trên đảo Trường Sa không phải dễ dàng |
Một số đảo đã phát triển thành công mô hình nuôi lợn trong môi trường khí hậu khắc nghiệt. Chỉ từ vài con lợn giống từ đất liền đưa ra, nay đã hình thành đàn lợn lên tới hàng chục con với đủ loại lợn thịt, lợn nái, lợn giống.
Có nhiều người còn cảm nhận được rằng: Những chú lợn sinh ra và lớn lên trên đảo, thịt có vị ngon hơn trên đất liền. Có lẽ điều đó đúng khi họ cũng cảm nhận được sự nhọc nhằn, chắt chiu vào hương vị thực phẩm thơm ngon đó còn có những tình cảm ấm áp của những người chiến sĩ trên đảo.
Mô hình nông nghiệp thành công giữa Trường Sa tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự đang là tín hiệu vui của các chiến sĩ hải quân. Và giờ, các anh đang khẳng định rằng, khoảng cách cuộc sống giữa đảo và đất liền đang dần được rút ngắn.
Những con cá trong lồng, những vườn rau xanh mướt và đặc biệt là những chú lợn ủn ỉn trong chuồng đang là niềm vui, đem lại nguồn thực phẩm tươi sống trong khẩu phần ăn của những chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió đồng thời cũng làm họ vơi đi nỗi nhớ nhà khi Tết đến, xuân về.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50