Năm 2030, sẽ không còn đại dịch HIV/AIDS?
Chỉ 56% người nhiễm HIV biết tình trạng bệnh
Đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trong 5 năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS và số tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 còn hơn 12.000 người giảm khoảng 60% so với năm 2007 (trên 30 ngàn người). Số lượng bệnh nhân chuyển từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS và số người nhiễm HIV/AIDS tử vong cũng đã giảm khoảng 50% trong giai đoạn này.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công mà Việt Nam đã đạt được, theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó chỉ có khoảng 56% trong số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong lĩnh vực điều trị, đến tháng 6/2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV. Như vậy tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV chỉ là 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng. Thậm chí, việc xét nghiệm tải lượng vi rút ở Việt Nam chưa mang tính thường quy. Do vậy ước tính tỷ lệ xét nghiệm tải lượng vi rút của chúng ta mới chỉ đạt khoảng 5% số người được điều trị ARV.
Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 20 vừa được Liên hợp quốc tổ chức đã đưa ra ba mục tiêu lớn nhằm kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Các mục tiêu này được gọi tóm tắt là mục tiêu 90-90-90 ( 90% người nhiễm HIV phải được biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV phải được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng vi rút thấp<1000 HIV/ml máu (để không có khả năng lây nhiễm HIV cho người khác). Việt Nam là một trong những quốc gia ở châu Á tiên phong ký cam kết thực hiện các mục tiêu này.
Mục tiêu 90- 90- 90 còn xa vời
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích, mặc dù độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống HIV đã không ngừng tăng trong những năm gần đây, tuy vậy vẫn còn hạn chế. Mức độ hiểu biết đầy đủ của người dân về HIV/AIDS còn thấp. Các dịch vụ về can thiệp giảm tác hại như phát bơm kim tiêm sạch, bao cao su và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone mới chỉ bao phủ được từ 30-50% và có thể sẽ không tăng trong những năm tới do không đủ kinh phí để triển khai mở rộng chương trình.
Trong những năm gần đây, kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm mạnh.Nhiều nhà tài trợ đã dừng viện trợ cho phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. Một số nhà tài trợ khác cũng sẽ dừng viện trợ trong thời gian sắp tới. Nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cho phòng chống HIV/AIDS cũng cắt giảm từ 245 tỷ năm 2013, xuống còn 83 tỷ năm 2014. Nếu không đủ kinh phí, sẽ dẫn đến thiếu hụt các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS, cả dự phòng và điều trị, có nguy cơ dẫn đến việc dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại, với tỷ lệ kháng thuốc cao và chi phí điều trị sẽ tăng cao nhiều lần so với hiện nay.
“ Hiện nay có tới 95% thuốc ARV do các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ nên trong những năm tới nguồn viện trợ giảm cũng rất khó khăn cho việc duy trì và mở rộng điều trị ARV. Tình trạng gián đoạn điều trị ARV do không có thuốc sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc, thất bại điều trị, phải chuyển sang phác đồ điều trị ARV bậc 2, bậc 3 với chi phí cao hơn nhiều.
Nếu không có các thuốc ARV thay thế, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở người nhiễm HIV và gia tăng số người nhiễm HIV mới trong cộng đồng.Tỷ lệ xét nghiệm HIV cho nhóm quy cơ cao hằng năm vẫn còn thấp, năm 2013 cho thấy tỷ lệ người nghiện chích túy được xét nghiệm HIV trong năm 2013 chỉ đạt 23,6%, phụ nữ bán dâm đạt 35,1%, người quan hệ tình dục đồng giới nam đạt 28,8%” – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Để thực hiện được các mục tiêu 90 – 90 – 90, Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ với nhiều giải pháp trong đó tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp các ngành, nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế, đồng thời tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Ngày 25/10/2014, Bộ Y tế tổ chức phát động hưởng ứng mục tiêu 90 – 90 – 90, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS ở Việt Nam. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, ông Michel Sidibe, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cùng hơn 20 đại biểu thuộc các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ |
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38