Muôn kiểu mưu sinh lao động vùng biển mùa du lịch
8/3 của những nữ lao động tự do | |
Ngăn dòng người bỏ quê lên thành phố mưu sinh |
Đủ nghề mưu sinh
Ngắm biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) từ lúc 5 giờ sáng, tôi đã thấy hình ảnh từng đoàn người cầm vớ đi xúc giắt, đón thuyền cá cập bến. Do tính chất vùng làm du lịch nên hầu hết vùng ven biển nơi đây đã bị trưng dụng để làm nhà nghỉ, khách sạn, phục vụ du lịch. Vì vậy, các tàu cá chỉ có thể cập bến vào lúc tối muộn hoặc sáng sớm.
Một ngày làm việc của bà Nguyễn Thị Thu (trái) thường bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 11 giờ tối. Ảnh: Thuỳ Anh |
Chị Nguyễn Thị Thơ (35 tuổi) với chất giọng vùng biển đặc sệt, đang cầm trên tay thùng xốp tâm sự: “Sáng nào vợ chồng tôi cũng dậy sớm, gom hàng hải sản bán cho các nhà hàng. Đợt nào hiếm hàng lại chuyển qua nghề khác”.
Chị Thơ cho biết, kể ra vợ chồng chị làm cả chục nghề, từ việc thu mua hải sản, tới việc làm tạp vụ, phục vụ cho mấy nhà hàng ở bãi biển, rồi bán diều, bán lạc, nem, bánh kẹo… “Mình là lao động tự do, không làm thì lấy gì mà ăn. Với lại vùng biển này, mùa hè làm không hết việc nhưng 3 mùa còn lại ế ẩm lắm”- chị Thơ nói.
"Bờ biển ngày càng thu hẹp, dân làng chài không đi biển thì phải xoay sang làm đủ nghề. Mình đi bán hàng rong có ngày cuốc bộ tới gần 20km. Thời tiết nắng nóng, nhiều hôm đông khách mải bán, bỏ ăn trưa, đói, mệt đến kiệt cả sức”. Bà Nguyễn Thị Thu - người bán hàng rong ở Sầm Sơn |
Theo chị Thơ, nếu tính từng công việc thì thu nhập không nhiều, nhưng mỗi thứ cộng lại một chút thì tháng nào khiêm tốn anh chị cũng thu được 20-25 triệu đồng. Đấy là chưa kể, vào hè, 2 cậu con trai anh chị được nghỉ học cũng phụ giúp bố mẹ bán hàng rong.
“Thực ra mấy năm trước, bán hàng rong ở đây đắt khách hơn nhiều, tháng kiếm 20-30 triệu là chuyện bình thường. Từ khi biển Sầm Sơn quy hoạch lại thì mọi thứ nơi đây đẹp hơn, bài bản hơn, nhưng lao động tự do như chúng tôi lại khó làm ăn hơn” – chị Thơ tâm sự thêm.
Cũng như chị Thơ, có tới 80% dân số ở các phường trung tâm như Bắc Sơn, Trung Sơn, Quảng Cư… của Sầm Sơn mưu sinh nhờ những nghề tự do như buôn bán hải sản, bán hàng rong, kinh doanh nhà nghỉ… Thu nhập khá, nhưng công việc tương đối vất vả, phải làm ngày làm đêm, cả ngày chỉ được ngủ 4-5 tiếng.
“Thu nhập khá nhưng lao động ở đây thường đối mặt với nhiều rủi ro. Thi thoảng bị công an phường truy quét, lại bị mất hàng hoặc ế hàng” – bà Nguyễn Thị Thu một người bán hàng rong (bán trứng luộc, bán lạc) chia sẻ.
Hiện tại, theo số liệu của Ban quản lý du lịch biển Sầm Sơn, nơi đây có khoảng gần 1.000 người hành nghề buôn bán hàng rong, giảm gần nửa so với 2 năm trước. Trước đây biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) nổi tiếng với việc chặt chém khách du lịch, thế nhưng từ sau khi chính quyền có chủ trương làm sạch môi trường du lịch thì những hiện tượng này không còn. Dù mang lại tín hiệu tích cực cho du lịch, nhưng với dân bán hàng rong, điều này lại trở thành nỗi lo lắng vì mất việc làm, giảm thu nhập.
Nghề phụ thu nhập chính
Cũng như nhiều lao động khác ở vùng biển, anh Nguyễn Hùng Thanh (45 tuổi, phường Trung Sơn) sống bằng đủ thứ nghề. Nghề chính của anh là làm đại lý cung cấp sơn tường, còn nghề phụ thì kể mãi cũng không hết.
“Ngoài làm đại lý sơn, hiện nay mình còn làm thêm công việc quản lý nhà nghỉ, khách sạn cho mấy người bạn thân. Công việc chính là dẫn khách, tìm phòng. Ngoài ra, mình cũng thu mua hải sản cho khách du lịch nếu họ cần. Nghe thì đơn giản nhưng nếu không làm quen thì rất khó” – anh Thanh nói.
Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng lại mang thu nhập chính cho anh. Một tháng anh Thanh phải kiếm 30 triệu đồng từ nghề quản lý, đưa khách. “Giờ bán hàng rong không ăn thua nữa, bán thì được ít, lại phải bán đúng giá, thi thoảng lại bị công an rượt đuổi nên đội ngũ này giảm nhiều. Thay vào đó, lao động tự do, bán hàng rong chuyển sang tìm khách cho nhà nghỉ. Một số thì lái xe điện, xin làm tạp vụ, lau dọn cho các nghỉ, thu mua hải sản cho nhà hàng…” – anh Thanh kể.
Chị Nguyễn Thị Lan - nữ lái xe điện tại bãi biển Sầm Sơn cho hay, hiện tại chị đang làm nhân viên cho công ty chuyên cung cấp linh kiện máy tính với thu nhập hàng tháng rất thấp, chỉ 3,5 triệu đồng. Vì vậy chị bàn với gia đình mua xe điện, gia nhập Hợp tác xã xe điện của thành phố để tranh thủ đưa đón khách du lịch vào thứ 7- chủ nhật.
“Dưới này vùng du lịch nên mọi người làm đủ nghề, làm gì có tiền là mọi người làm thôi. Chạy xe điện chỉ là nghề phụ của cả nhà nhưng tháng nào trung bình gia đình mình cũng thu được hơn 20 triệu đồng. Đủ để cả nhà ăn uống, chi tiêu” – chị Lan nói.
Theo Thùy Anh/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21