Muỗi Wolbachia “khắc tinh” muỗi truyền bệnh SXH: Sắp được thả vào đất liền
Muỗi Wolbachia khắc tinh của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết |
Dự án nghiên cứu thả loại muỗi Wolbachia do quỹ Bill Gate tài trợ cho 7 nước đang có tình hình dịch bệnh SXH tăng cao, và quốc gia đó đang tích cực thực hiện các biện pháp để dập dịch nhanh chóng, trong đó có Việt Nam. Bản chất, muỗi Wolbachia chính là muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH, được cấy vi khuẩn chứa Wolbachia (vi khuẩn làm ức chế khả năng lây truyền virút SXH).
Muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Ban chỉ đạo cung cấp |
Bà Mai Thị Chu Linh, Khoa Côn trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), thành viên của Dự án cho biết, muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm với việc theo dõi nhiệt độ rất sát sao để bảo đảm độ ẩm tốt nhất cho muỗi phát triển. Loại máu để cho muỗi hút phải là máu sạch, người cho hút máu không được uống kháng sinh để không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng muỗi Wolbachia. Và để bảo đảm muỗi Wolbachia có thể sống tốt ngoài tự nhiên, hàng tuần các kỹ thuật viên sẽ thả 20% muỗi ngoài thực địa vào để giao phối với 80% muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau khoảng 5 – 10 lần nhân giống như vậy, muỗi được thả ra ngoài tự nhiên.
Ngoài ức chế vi rút truyền bệnh SXH, muỗi Wolbachia chính là “khắc tinh” của muỗi truyền bệnh SXH. Với sáu cơ chế, muỗi Wolbachia đực giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti cái sẽ khiến trứng đẻ ra bị lép, không nở thành bọ gậy được. Muỗi Wolbachia cái giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti đực sẽ sinh ra muỗi Wolbachia. Đặc biệt, khi muỗi Wolbachia được thả ra ngoài thực địa, muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH sẽ bị tiêu diệt dần dần. Thay thế vào đó là muỗi Wolbachia không truyền bệnh SXH và có vòng đời ngắn hơn rất nhiều loài muỗi vằn thông thường. Tuổi thọ bình thường của muỗi SXH dài 34 ngày, nhưng bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia thì sẽ rút ngắn còn 12 ngày.
Được biết, trên thế giới, một số nước như Úc, Anh, Brazil đã sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi mang mầm bệnh SXH. Và hiện nay, Việt Nam cũng đang thẩm định kết quả, để sử dụng loại muỗi này nhằm ngăn chặn và dập dịch SXH vốn đang bùng phát hiện nay.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09