Mua thuốc hạ sốt phải khai báo y tế: biện pháp cần thiết để sàng lọc phòng dịch
Công an xã tích cực tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch | |
Cuộc sống trong tâm dịch của người dân Hạ Lôi |
Ngại khai báo thông tin
Nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng, ngày 13/4, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu toàn bộ các hiệu thuốc phải báo cáo về tất cả các trường hợp “người mua thuốc cảm, thuốc ho, thuốc sốt”. Nếu hiệu thuốc nào bỏ sót trường hợp này phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn.
Theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi có thông báo trên, nhiều cửa hàng thuốc trên địa bàn thành phố đã tiến hành yêu cầu người đến mua các loại thuốc ho, cảm, sốt phải khai báo y tế. Mặc dù việc khai báo này là rất cần thiết, góp phần hạn chế tối đa các ca lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên trên thực tế, nhiều người lại tỏ ra ái ngại thậm chí là bất hợp tác.
Người dân khi tới mua thuốc ho, cảm, sốt tại các hiệu thuốc sẽ phải kê khai y tế (Ảnh: Lê Thắm) |
Tại nhà thuốc Tùng Lâm (Láng Thượng, Đống Đa) anh Đàm Văn Hùng- một người tới mua thuốc ho tỏ ra khá lo lắng khi được nhân viên bán hàng yêu cầu cung cấp tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ nhà và các thông thông tin liên quan tới tiền sử bệnh, lịch trình di chuyển. Phải mất mất gần 30 phút tìm hiểu nguyên nhân và giải thích anh này mới tạm yên tâm và đồng ý để lại thông tin.
Chị Dung, chủ cửa hàng cho biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên từ chối khai báo y tế tại nhà thuốc. Trong 2 ngày qua có khoảng 5 người tới mua các thuốc ho, cảm, thế nhưng khi được yêu cầu cung cấp thông tin vào tờ khai y tế thì hầu hết đều không đồng ý, thậm chí có người còn bỏ về luôn.
“Chúng tôi còn không có cả cơ hội để giải thích hay động viên người mua vì mỗi khi nhắc tới việc khai báo thông tin là khách hàng lại từ chối và bỏ về luôn. Dường như mọi người đang có tâm lý lo sợ rằng cứ có triệu chứng ho hay sốt là sẽ bị đưa đi cách ly”- chị Dung cho hay.
Xếp trên quầy một tập tờ khai y tế, chị Linh- chủ một nhà thuốc khác trên đường Nguyễn Đăng Ninh (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) chia sẻ, mấy ngày trước trời trở lạnh, có khá nhiều khách hàng tới mua các loại thuốc ho dạng siro, thuốc viêm họng… nhưng 2 hôm nay (ngày 14, 15/4) vắng hơn hẳn. “Việc ghi lại thông tin giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhưng cũng gây tâm lý e ngại, có thể khách muốn mua thuốc nhưng không dám vào hỏi”- chị Linh nói.
Trên phố Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng), một số quầy thông báo hết thuốc cảm, ho, sốt. Những người bán hàng ở đây cho rằng rất khó để lấy thông tin của người mua. “Có trường hợp vào mua, tôi giải thích rằng cái này đơn giản để sàng lọc phòng dịch. Họ từ chối và bỏ đi luôn” - chủ một hiệu thuốc chia sẻ.
Tại hiệu thuốc Minh Thủy (Thái Thịnh, Đống Đa), các quầy bán thuốc đều có màn chắn giữa người bán và người mua, nước sát khuẩn cũng được chuẩn bị đầy đủ. Nhân viên bán hàng ở đây cho biết, thời gian này người tới mua thuốc tại cửa hàng khá ít, những người đến mua thuốc cảm đều được yêu cầu điền thông tin vào tờ khai y tế.
“Có nhiều người hiểu vấn đề, họ sẽ tự giác cung cấp thông tin, một số còn lại tỏ ra khó lo lắng. Chúng tôi phải vận động giải thích nhiều lần họ mới chấp nhận. Còn với các trường hợp có triệu chứng ho, sốt, lịch trình di chuyển không rõ ràng nhưng lại không chịu khai báo thì chúng tôi sẽ từ chối bán thuốc. Bên cạnh đó có những người khá e ngại vì phải cung cấp cả các thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà cụ thể…”- nhân viên bán hàng này cho hay.
Cần hiểu đúng và làm đúng
Theo Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Triệu chứng của dịch hoàn toàn không giống với những bệnh dịch khác. Trên 65% bệnh nhân trước khi được phát hiện đều không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khả năng một người dương tính với virus Covid-19 nhưng lại cho rằng mình chỉ mắc các bệnh cảm cúm thông thường là rất cao. Nếu bỏ qua những trường hợp này có thể dẫn tới bỏ sót các ca bệnh trong cộng đồng và gây lây lan nhanh chóng.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu lây nhiễm dịch ở các trung tâm khám chữa bệnh, hiện nay các cơ sở y tế đang hạn chế tối đa tiếp nhận bệnh nhân đến khám. Trừ những trường hợp mắc bệnh nặng, phải cấp cứu còn đối với những bệnh nhẹ sẽ được tư vấn qua điện thoại trước. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người khi có dấu hiệu cảm, sốt tự đã ý tới các hiệu thuốc để mua thuốc chữa bệnh. Việc người dân có tư duy tự mua thuốc chữa bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là trường hợp của bệnh nhân 243 ở thôn Hạ Lôi (Mê Linh). Qua điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân này khi có triệu chứng ho, sốt đã tự ý mua thuốc uống, sau đó vẫn đi lại nhiều nơi, gặp nhiều người khiến dịch lan rộng. Vì vậy, việc yêu cầu khai báo y tế đối với những người mua thuốc cảm, sốt tại các hiệu thuốc là biện pháp hết sức cần thiết, giúp sàng lọc một cách hiệu quả và hạn chế tình trạng bỏ sót người nhiễm bệnh trong cộng đồng một cách tối đa.
Đồng thời, bác sĩ Khổng Minh Tuấn cũng khẳng định, không phải trường hợp nào mua các lại thuốc trên cũng phải cách ly hay lấy mẫu ngay, vì vậy người dân không cần phải lo lắng.
“Những thông tin khai báo của người dân khi được gửi tới các cơ quan y tế sẽ được điều tra, xác minh lại. Việc điều tra này không chỉ dựa trên các biểu hiện ho, sốt của người bệnh mà còn dựa vào đặc điểm tình hình dịch bệnh nơi họ cư trú, lịch trình di chuyển của bệnh nhân. Trường hợp nơi người bệnh sinh sống là vùng dịch, có người dương tính với virus Covid-19 hay có nguy cơ cao thì mới cần lấy mẫu để điều tra và cách ly theo quy định. Và các thông tin của người bệnh cũng chỉ được dùng nhằm vào mục đích kiểm soát dịch chứ không có mục đích tư lợi nào khác”- Bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Có thể thấy, việc kê khai y tế mà đặc biệt là kê khai tại các nhà thuốc là hành động cần thiết trong tình trong tình hình dịch Covid-19 đang diến biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, vì các thông tin kê khai này sẽ là sơ cở để các cơ quan y tế khoanh vùng và kiểm soát dịch nên khi người dân khi tiến hành kê khai phải trung thực, không nên vì lo sợ mà dấu diếm tính trạng bệnh của mình. Nếu khai sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38