Mua bán thuốc qua mạng: Đừng giao sinh mạng vào tay người khác
Chữa bệnh qua... mạng xã hội: Cẩn trọng! |
Hình ảnh rao bán thuốc qua facebook (Ảnh chụp màn hình). |
Bán tràn lan từ kháng sinh đến thực phẩm chức năng
Các trang mạng xã hội, facebook, zalo… chỉ cần một tài khoản cũng có thể đăng quảng cáo, giao bán và thực hiện việc mua bán với hàng nghìn tài khoản khác, thậm chí hàng vạn người khác thông qua các hội, nhóm. Không cần giấy phép, không cần phân biệt thuốc hay thực phẩm chức năng, các cửa hàng ảo cứ đua nhau chào bán nhưng người mua lại là thật.
Tại địa chỉ facebook Minh Trang ở Hà Nội, hàng chục loại thuốc được liệt kê và chào bán như thuốc kháng sinh Nimemax 200 chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm họng, viêm phổi… Thuốc acyclovir được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loại virus gây ra. Thuốc trị các vết loét xung quanh miệng (gây ra bởi herpes simplex), bệnh zona (gây ra bởi Zona zoster) và thủy đậu. Hay thuốc Acetylcysteine 200mg chỉ định làm long đờm trong trường hợp viêm phế quản-phổi, viêm khí phế quản cấp và mạn. Ngoài ra, các sản phẩm thông dụng như Eurogo, thuốc bổ như viên mật nghệ, vitamin C, vitamin E, hay calcium cũng được rao bán như ở chợ.
Hay một tài khoản facebook tên Q.H đăng lên trang Bán thuốc online với hơn 7.000 thành viên rao bán loại thuốc Sionara 200. Theo tìm hiểu của PV, đây là thuốc biệt dược thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Sreroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp; được chỉ định Ðiều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh viêm xương khớp ở người lớn. Lời quảng cáo ghi rõ là “hàng cận date giá cao” kèm hình ảnh thuốc và địa chỉ liên hệ để người mua có thể dễ dàng liên lạc. Hình ảnh thuốc này cũng thể hiện rõ, đây là loại thuốc bán theo đơn.
Theo các chuyên gia cảnh báo, bệnh trạng mỗi người mỗi khác, không nên tự mình mua thuốc để tự chữa lấy mà không hỏi ý kiến của nhà chuyên môn trước. Khi mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần phải được bác sĩ thật sự trực tiếp khám và chẩn đoán mới hy vọng kê toa cho đúng bệnh được.
“Không thể loại trừ khả năng bác sĩ chẩn đoán qua mạng là bác sĩ... ảo, và kiêm luôn nghề... thầy bói. Bất cứ loại thuốc Tây nào cũng đều có phản ứng phụ hết, đó là chưa kể đến một số thuốc có thể tương tác lẫn nhau đôi khi cũng rất nguy hiểm. Mua thuốc trên Internet, không khác gì như mình tự ý... giao tiền và giao sinh mạng của mình vào tay của người khác vậy”- một chuyên gia nghiên cứu về kinh doanh thuốc qua mạng nhấn mạnh.
Hình ảnh rao bán thuốc qua facebook (ảnh chụp màn hình). Ảnh: ĐỨC VÂN |
Quy định rõ nhưng không thực hiện
Theo Luật sư Phạm Thị Bích Hảo (Cty Luật TNHH Đức An - Hà Nội), để được phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu, cơ sở cần có các điều kiện như cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm; cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30.11.2012 của Bộ Y tế; Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố...
Việc cá nhân mở website bán hàng qua mạng gọi là “website thương mại điện tử”. Theo quy định hiện hành, mọi doanh nghiệp, cá nhân đều có quyền thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện thứ nhất là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh phù hợp. Nếu là cá nhân thì phải có mã số thuế cá nhân. Thứ hai, Website phải với tên miền hợp lệ (có đăng ký) và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet. Thứ 3, trước khi hoạt động phải thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Và đặc biệt chịu sự quản lý của Bộ Y tế.
Khuyến cáo của các chuyên gia cho biết, mỗi người cần có ý thức tự giác, người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc qua các trang mạng, đặc biệt là những thuốc nằm trong quy chế phải kê đơn theo quy định. Việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Trước tình trạng này, rất cần các cơ quan chức năng có biện pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lý các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội, nhất là hành vi bán thuốc rởm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00