Một nam thanh niên đột tử khi xem trận bóng Việt Nam - Indonesia
Người đàn ông qua đời khi đang xem “Ám ảnh kinh hoàng 2” | |
Dùng điều hòa cho trẻ nhỏ thế nào để tránh đột tử? |
Nam thanh niên 27 tuổi (ngụ tại TPHCM) này có tiền sử bệnh lý tim mạch. Chiều 7/12, khi trận đấu bán kết lượt về giữa Việt Nam và Indonesia trong khuôn khổ giải AFF cúp 2016 diễn ra, anh và một số người thân theo dõi, cổ vũ cho đội nhà qua màn hình tivi.
Khi trận đấu diễn ra căng thẳng đến “nghẹt thở” cũng là lúc nạn nhân bất ngờ ngã ra sàn nhà với biểu hiện ngưng tim, ngưng thở. Ngay lập tức, nam thanh niên được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Vì sao bệnh nhân đột tử khi xem bóng đá?
Phân tích chuyên môn của BS Lê Thành Khánh Vân, Phó Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy về những bệnh nhân trẻ tuổi bị đột tử do bệnh tim chỉ ra: Bệnh nhân trẻ tuổi có tiền sử bệnh tim như bệnh bẩm sinh hoặc bệnh lý van tim, mạch vành đều có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim khi bị căng thẳng, phấn khích, bị kích động hoặc stress.... quá độ.
Ở trường hợp này, nạn nhân mới 27 tuổi nên nguy cơ của bệnh lý mạch vành, cao huyết áp thấp hơn nhiều so với bệnh nhân lớn tuổi, nhưng có thể bệnh nhân bị tác động bởi bệnh lý tim bẩm sinh.
Khi xem bóng đá, trận đấu vào thời khắc căng thẳng đến tột độ bệnh nhân sẽ đối mặt với những yếu tố khởi động dẫn tới rối loạn nhịp tim. Bệnh phát sinh ngoại tâm thu thất, dẫn tới rung thất (tim chỉ rung, không co bóp, không có mạch nên không thực hiện được chức năng đẩy máu đi nuôi cơ thể).
Tình trạng rối loạn nhịp thường diễn ra cấp tính khiến máu không tưới được đến động mạch vành để nuôi tim cũng như không thể đưa máu đi nuôi toàn cơ thể... khiến nạn nhân đối mặt với nguy cơ tử vong, đột tử cao.
Cách sơ cứu hiệu quả
Thời gian vàng để cứu người bệnh chỉ khả quan trong khoảng 10 phút, nếu quá thời gian trên, nạn nhân sẽ bị chết não do máu không thể lưu thông để đưa ôxy lên nuôi não.
Những trường hợp gặp phải tình trạng rối loạn nhịp, nạn nhân cần được sơ cứu kịp thời ngay tại hiện trường bằng phương pháp hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực kết hợp gọi cấp cứu nhờ hướng dẫn sơ cứu đồng thời đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được hỗ trợ kịp thời về chuyên môn.
Sốc điện là giải pháp tối ưu nhất để cấp cứu những trường hợp bị rối loạn nhịp tim (ảnh: minh họa) |
Cũng theo BS Khánh Vân, trước đây tình trạng rối loạn nhịp nếu xảy ra trong bệnh viện, nguy cơ tử vong của người bệnh cũng rất cao. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của ngành tim mạch theo hướng chuyên sâu, hiện đại, các bệnh viện chuyên khoa đã được trang bị đầy đủ về dụng cụ chuyên môn cũng như các phương tiện theo dõi. Khi có bệnh nhân bị rối loạn nhịp xảy ra trong bệnh viện, các bác sĩ sẽ cấp cứu bằng dụng cụ sốc điện.
Trường hợp khẩn cấp bác sĩ hoặc người sơ cứu (có kinh nghiệm) thường dùng nắm đấm, đấm vào trước ngực trái của người bệnh với lực mạnh vừa đủ để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng rung thất. Nhưng hiệu quả của phương pháp đấm ngực cho nạn nhân rất thấp, sốc tim là giải pháp tối ưu trong trường hợp có rung thất.
Có thể phòng ngừa đột tử?
Để hạn chế tối thiếu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng, BS Khánh Vân khuyến cáo, những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý tim mạch cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, hỗ trợ hợp lý về mặt chuyên môn. Thông qua siêu âm và điện tâm đồ, bác sĩ có thể xác định được tình trạng của người bệnh, từ đó có giải pháp hỗ trợ điều trị hợp lý bằng nội khoa (dùng thuốc) hoặc can thiệp nội mạch, phẫu thuật.
Những bệnh nhân được xác định bị bệnh tim, cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định sẽ giúp trái tim bệnh nhân khỏe mạnh hơn, có khả năng chịu đựng tốt hơn trước những căng thẳng, kích động về tâm lý từ tác động của môi trường sống. Tránh những áp lực căng thẳng trong công việc, sinh hoạt... luôn là điều tốt cho người bị bệnh tim nói riêng và cộng đồng nói chung.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch giảm nguy cơ bệnh trở nặng ở những người đã có bệnh lý nền, BS Khánh Vân khuyến cáo: người dân cần có chế độ ăn hợp lý khoa học như ăn ít muối, ít nước mắm, ít dầu mỡ; tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau – củ - quả; không sử dụng hoặc hạn chế tối đa đối với các chất kích thích từ rượu – bia – thuốc lá...
Một chế độ vận động thường xuyên, vừa phải với sức khỏe bản thân (không nên gắng sức) là giải pháp để có cơ thể và trái tim luôn ổn định hoặc khỏe mạnh nhất. Mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức sơ cấp cứu phổ thông để sẵn sàng cứu chính bản thân và cứu người bị nạn trong những tình huống khẩn cấp.
Những trường hợp đột tử khi xem bóng đá trên thế giới Riêng trong năm 2016 này, trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 5 trường hợp đột tử trong khi xem bóng đá. Mới nhất là trường hợp đột tử của cổ động viên Real Madrid khi ăn mừng bàn thắng muộn của đội nhà vào ngày 15/9 vừa qua. Bi kịch xảy ra tại một quán bar trên bờ biển gần Alicante, nơi một cổ động viên của đội Real Madrid đã gục xuống và qua đời trong khi ăn mừng bàn thắng của Real Madrid vào lưới Sporting Lisbon trong khuôn khổ Champions league. Nạn nhân đang xem trận đấu của Real Madrid trong quán bar 'El bon gust” thì bị lên cơn đau tim trong khi ăn mừng bàn thắng đưa Real Madrid giành chiến thắng 2-1 trước Sporting Lisbon. Theo một nhân chứng có mặt tại quán bar, nạn nhân đã "đứng dậy để ăn mừng chiến thắng và bất ngờ đổ gục”. Riêng trong tháng 6/2016 có 3 trường hợp đột tử khi xem bóng đá. Đó là trường hợp 1 cổ động viên nam 51 tuổi đã đột ngột gục trên khán đài khi theo dõi hiệp 2 của trận đấu giữa đội Everton và Stoke City trong khuôn khổ giải Premier League 2016 tại sân Goodison Park chiều ngày 27/6/2016. Cảnh sát và các nhân viên y tế - cùng với một bác sĩ cũng là khán giả của trận đấu – đã ngay lập tức nỗ lực cấp cứu cho nạn nhân và đưa đến Bệnh viện Aintree nhưng nạn nhân đã không qua khỏi. Trước đó nữa là trường hợp cổ động viên 62 tuổi Bắc Ireland chết khi cổ vũ đội nhà tại giải Euro 2016 trong trận đấu diễn ra ngày 16/6/2016. Các cổ động viên của Bắc Ireland để lại cờ, áo sơ mi và băng rôn tại sân vận động ở Lyon để tưởng nhớ người cổ động viên xấu số. Các cổ động viên cũng bày tỏ sự tiếc thương đối với Rodgers, một cổ động viên khác đã qua đời ngay trước trận đấu của đội Ireland gặp Ba Lan hôm Chủ nhật trước đó. Một trường hợp khác tại Anh, 16 tuổi đã tử vong khi xem trận đấu FA Cup ngày 20-1 giữa Foxé và Tottenham Hotspur trong phòng ngủ tại nhà riêng Sau khi Spurs ghi bàn thắng thứ hai, cậu bé xuất hiện tình trạng bứt rứt và khó chịu mà lúc đầu tưởng là do sự căng thẳng của trận đấu. Khi thấy con trai bị khó thở, cha mẹ em đã gọi xe cấp cứu và cố gắng hô hấp nhân tạo. Tom đã được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Leicester nhưng đã không qua khỏi. Các bác sĩ tin rằng cái chết của Tom có thể là do do nhịp tim bất thường hoặc do cục máu đông. Cách đó 2 năm, ngày 28/6/2014 một cổ động viên qua đời vì đau tim ở Brazil sau khi xem loạt đá luân lưu giữa đội Brazil và Chile trong Giải vô địch thế giới. Người đàn ông giấu tên, 69 tuổi, lên cơn đau tim khi đang xem trận đấu trong một quán bar - không xa nơi trận đấu đang diễn ra tại Sân vận động Mineirao ở Belo Horizonte – và được đưa đến bệnh viện ngay. Nạn nhân có tiền sử huyết áp cao và bệnh tiểu đường này đã qua đời tại bệnh viện 2 tiếng sau đó. Đây chỉ là một trong số 98 người xem trận đấu Brazil-Chile được các bác sĩ điều trị. Một phụ nữ 50 tuổi đã phải điều trị bệnh tim khi xem loạt đá luân lưu, và một người đàn ông bị vỡ mũi do ẩu đả. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00