Mong ước một lần được bế con trọn vẹn của cặp vợ chồng hiếm muộn
Sinh được con sau 5 năm hiếm muộn là điều hạnh phúc đối với vợ chồng chị Hà và anh Lê Văn Năm (sinh năm 1984, ở Thanh Hóa). Nhưng quả thật với một cặp vợ chồng bị khuyết tật đều phải ngồi xe lăn thì việc chăm con không phải là điều đơn giản.
Theo lời chị Hà chia sẻ, chị bị liệt 2 chân từ nhỏ, còn anh Năm sau một tai nạn khi ngã từ trên cây cao xuống đất lúc 19 tuổi cũng bị liệt cả 2 chân. Cuộc sống của vợ chồng anh chị gần như phải gắn liền với chiếc xe lăn. Quen, yêu rồi chính thức về ở với nhau từ cuối năm 2012, vợ chồng chị Hà đã trải qua không ít thăng trầm trong cuộc sống.
Vợ chồng chị Hà đặt tên con là Lê Trương An Phúc, với mong muốn sau này cháu bé sẽ có cuộc đời bình an và hạnh phúc. |
Lấy nhau rồi, 2 vợ chồng lại không thể có con sau nhiều năm chung sống. Đi khám sức khỏe sinh sản mới biết, anh Năm tinh trùng bất động không thể có con bằng con đường tự nhiên. Để thỏa ước nguyện được làm cha mẹ, 2 vợ chồng đã quyết định chạy chữa nhiều nơi nhưng không thành công, cuối cùng họ quyết định đi làm thụ tinh ống nghiệm.
Chị Hà kể, lúc quyết định làm thụ tinh ống nghiệm, gia đình, bạn bè đều khuyên ngăn. “Ra đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội rồi, các bác sĩ nhìn thấy vợ chồng chị cùng ngồi xe lăn cũng hoài nghi, cân nhắc “không biết có nên làm hay không”. Tuy nhiên vợ chồng tôi vẫn muốn liều một phen, bởi chúng tôi muốn được hưởng niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn khi được làm cha, làm mẹ", chị Hà chia sẻ.
Chị Hà cho biết, việc có bầu với một người phụ nữ khuyết tật như chị là cực kỳ khó khăn. Đã có lúc chị rơi nước mắt tưởng chừng phải từ bỏ ý định sinh con. Từ lúc mang bầu cho đến khi sinh chị Hà đều phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải cậy nhờ người thân.
“Đi khám thai lần nào cũng phải 2 nhân viên y tế nhấc lên giường bệnh để siêu âm. Ở 3 tháng đầu thì chỉ lo bị sảy thai, còn những tháng sau đó thì lại lo lắng bị đẻ non. Đến khi có cơn chuyển dạ bác sĩ phải mổ ngay, nhưng vẫn phải nằm viện cấp cứu mất gần 1 tuần vì cơ thể bị cong vẹo, quá trình mang thai ảnh hưởng đến phổi gây xẹp phổi", chị Hà tâm sự.
Anh Lê Văn Năm hạnh phúc khi được làm cha sau nhiều năm chạy chữa hiếm muộn. |
Sau hơn 4 năm chạy chữa, ngày 1/5 vừa qua, chị Hà đã hạ sinh một bé trai nặng 2,6 kg. Đến nay, sau gần 2 tháng chăm sóc, con trai chị Hà đã được hơn 4 kg. Niềm vui với cặp vợ chồng tật nguyền như vỡ òa. Sau bao nhiêu vất vả khó khăn, ngày nghe tiếng con khóc chào đời, cả hai vợ chồng đón nhận hạnh phúc mà nước mắt lăn dài. “Được ôm con vào lòng, tôi ngỡ như một giấc mơ, bởi vẫn không dám tin đó là sự thật. Vợ chồng tôi đặt tên con là Lê Trương An Phúc, với hy vọng sau này con trai sẽ có cuộc sống bình an và hạnh phúc”, anh Năm cho biết.
Theo chị Hà, do cả hai vợ chồng anh đều phải ngồi xe lăn nên quá trình chăm con, cả anh và chị đều phải nhờ hai bên nội, ngoại. Còn riêng đối với bản thân chị Hà, là một người mẹ mà chẳng thể bế được con, chẳng cho con bú được, mỗi lần thấy con khóc dù thương con và rất sốt ruột mà chẳng thể làm gì. “Không chỉ liệt chân ngồi xe lăn, mà tay tôi cũng rất yếu. Tôi chỉ dám bế “trộm” lúc con đang ngủ, vì khi con thức con giãy đạp tay tôi không đủ sức giữ được con”, chị Hà nói.
Chia sẻ về mong ước của mình, chị Hà nói: “Tôi chỉ ước sao tôi được bế con một cách trọn vẹn và ước sao mai kia vào viện con tôi sẽ được các bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh tình”. Được biết, từ khi sinh ra con chị Hà đã không có hậu môn, các bác sĩ phải làm hậu môn nhân tạo ở bụng cho cháu vệ sinh được dễ dàng. Đến nay, khi cháu đã được gần 4 tháng, gia đình quyết định ra Bệnh viện Nhi Trung ương để tiến hành phẫu thuật.
Là người trực tiếp thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm cho vợ chồng chị Hà, bác sĩ Lê Thị Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Khi gặp vợ chồng chị Hà, tôi thấy sự quyết tâm và niềm mong mỏi có con của cả hai vợ chồng rất lớn. Thế nhưng lần chuyển phôi đầu tiên thất bại, vợ chồng chị Hà lại kiên trì chờ đợi cơ hội và cuối cùng may mắn đã mỉm cười với hai vợ chồng. Trong lần thực hiện thứ hai, vợ chồng anh Năm, chị Hà chuyển 4 phôi và đã đậu 1 phôi. Chị Hà mang thai và đến đầu tháng 5 vừa qua thì sinh nở được một bé trai kháu khỉnh". |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39