Mọi người đều có quyền được Giáo dục
Bộ GD&ĐT tuyển kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục | |
Bộ trưởng Giáo dục đối thoại với học sinh miền núi | |
Giáo dục sau trung học ở Việt Nam nên thế nào ? |
Các quan khách tọa đàm về Quyền được Giáo dục |
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, bà Katherin MulerMarine - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, ông Gunnar Andersen – Giám đốc Tổ chức cứu trợ trẻ em (Save the Children), ông Trần Xuân Nhĩ - Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam cùng đông đảo giáo viên, học sinh các trường học ở Hà Nội.
“Hãy bỏ phiếu cho Giáo dục”
Tuần lễ Toàn cầu Hành động là một sự kiện thường niên do Chiến dịch Toàn cầu về Giáo dục – Liên minh các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và công đoàn giáo viên phát động nhằm nâng cao nhận thức và vận động cho cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng, có chất lượng hơn nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục cho mọi người.
Kể từ khi Tuần lễ Toàn cầu Hành động đầu tiên được tổ chức, với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc do UNESCO và UNICEF làm đầu mối, Bộ GD&ĐT Việt Nam hàng năm đã tích cực tổ chức thành công Tuần lễ Toàn cầu Hành động và kêu gọi các đối tác, mạng lưới tiếp tục tham gia vào chiến dịch giáo dục cho mọi trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.
Chiến dịch Tuần lễ Hành động Toàn cầu năm nay ở Việt Nam do Bộ GD&ĐT và các đối tác phát động với chủ đề “Quyền được Giáo dục 2000 – 2030 – Hãy bỏ phiếu cho Giáo dục!”.
Chiến dịch nhằm nêu bật những thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người giai đoạn 2000 – 2015 và những thách thức hiện có cần giải quyết nhằm thực hiện các mục tiêu chưa đạt được đến năm 2030.
Chiến dịch cũng hướng tới việc tăng cường thực hiện các chính sách, chương trình và giải pháp nhằm đạt được một nền giáo dục có chất lượng, hòa nhập, công bằng và cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.
Tuần lễ Hành động Toàn cầu cũng nhằm tạo cơ hội tăng cường hơn nữa sự hợp tác không ngừng giữa Chính phủ Việt Nam, cộng đồng quốc tế, xã hội dân sự, khu vực tư nhân và truyền thông nhằm tiến tới tầm nhìn chung là đảm bảo một nền giáo dục có chất lượng, hội nhập, công bằng và cơ hội học tập suốt đời cho mọi người ở Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại buổi lễ |
Quyền cơ bản của con người
Khẳng định Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền khác của con người, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, cho biết:
Thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế tại “Diễn đàn quốc tế Giáo dục cho mọi người”, Việt Nam đã xây dựng “Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/7/2003.
Nội dung Kế hoạch ưu tiên tập trung vào các nhóm mục tiêu: Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS); giáo dục không chính quy/giáo dục thường xuyên với các mục đích chiến lược:
Chuyển từ lượng sang chất; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; tạo cơ hội học tập suốt đời; huy động sự tham gia đầy đủ của cộng đồng vì giáo dục; đảm bảo quản lý có hiệu quả và sử dụng nguồn lực tốt hơn bao giờ hết.
Đồng thời kế hoach cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể về tiếp cận, chất lượng và sự phù hợp; hiệu lực và hiệu quả quản lý GDCMN.
Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt diễn ra sự kiện này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, cho rằng: Năm 2015 là thời điểm quan trọng đánh dấu quá trình 15 năm thực hiện các mục tiêu GDCMN đã được nguyên thủ quốc gia của 164 nước cam kết thực hiện tại Hội nghị Dakar (Senegal) vào năm 2000.
Hơn nữa, năm 2015 cũng là thời điểm mà các mục tiêu GDCMN cho giai đoạn tiếp theo 2015 – 2030 được bàn thảo và thống nhật tại Diễn đàn giáo dục toàn cầu tổ chức tại Incheon (Hàn Quốc) vừa qua.
Bên cạnh đó, toàn ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện Nghị quyết 29/NQTW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại học, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học. Các định hướng đó cũng đồng thời là mục tiêu của GDCMN.
Thành quả to lớn
“Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền khác của con người. Chúng ta đã, đang và sẽ nỗ lực để tất cả mọi người trong xã hội được thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng, thân thiện và bình đẳng. Để làm được điều này rất cần sự phối hợp liên ngành, sự tham gia của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, cùng nhau thực hiện thành công các mục tiêu GDCMN đến năm 2030”. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển |
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đặc biệt nhấn mạnh những thành quả Giáo dục Việt Nam đạt được về GDCMN, đó là: Mạng lưới các cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi người; bước đầu triển khai xây dựng xã hội học tập có hiệu quả.
Đã xóa được các xã trắng về GDMN; trường tiểu học có ở tất cả các xã, trường THCS đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã, trường THPT có ở tất cả các huyện.
Các tỉnh, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có trường phổ thông DTNT, phổ thông dân tộc bán trú. Mạng lưới các cơ sở GDTX (trung tâm GDTX, TTHTCĐ) phát triển mạnh.
Cơ sở đào tạo nghề, TCCN được thành lập ở hầu hết các địa bàn đông dân cư, các vùng, các đô thị, kể cả ở những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Công tác xóa mù chữ (XMC) tiếp tục được duy trì, từng bước phát triển, cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập GD tiểu học; phổ cập GDTHCS; đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi và phổ cập GD tiểu học, phổ cập GDTHCS ở mức độ cao hơn.
Chất lượng GD ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ, một số mặt đạt thành tích cao, được thế giới thừa nhận. Phát triển GD&ĐT đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động và phát triển KT - XH.
Công bằng xã hội trong tiếp cận GD được cải thiện hơn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm.
Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và cơ sở giáo dục; ứng dụng rộng rãi công nghệ - thông tin, hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng GD; mở rộng môi trường GD thân thiện.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD trong tổng chi ngân sách Nhà nước tăng nhanh, từ 15% năm 2001 lên 20% năm 2007 và giữ ổn định từ đó đến nay.
Tuy vậy, việc thực hiện các mục tiêu của GDCMN ở Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn, đó là:
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng, dẫn đến nguy cơ thiếu bình đẳng trong tiếp cận GD, gia tăng khoảng cách về chất lượng GD giữa các vùng miền và cho các đối tượng người học.
Nguồn lực đầu tư cho GD có hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng GD trước sự đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Những thuận lợi và thách thức nêu trên đòi hỏi sự chủ động sáng tạo, không chỉ của riêng ngành GD mà còn của cả hệ thống chính trị cũng như của toàn xã hội trong việc tận dụng, khai thác các nguồn lợi và hạn chế, khắc phục các khó khăn.
Theo Nguyễn Khang/giaoducthoidai.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03