Bộ trưởng Giáo dục đối thoại với học sinh miền núi

Trong chuyến làm việc tại Hà Giang, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trực tiếp trả lời thắc mắc về đổi mới sách giáo khoa, kỳ thi THPT quốc gia.
Rất ít học sinh phổ thông đăng ký thi Sử, Địa
Trong dịp hè, các trường không được ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào
Bộ trưởng Giáo dục: 'Không có lợi ích cục bộ trong viết SGK'

Chiều 12/5, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có buổi trò chuyện, trao đổi với giáo viên, học sinh tỉnh Hà Giang tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, 3 huyện Yên Minh. Bộ trưởng trực tiếp trả lời những câu hỏi của giáo viên, học sinh về kỳ thi THPT quốc gia và đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Dưới đây là nội dung trao đổi:

DSC7444-JPG-5830-1431442893.jpg
Bộ trưởng trao quà cho các bé trường mầm non Lũng Cú. Ảnh: HT

- Nhiệm vụ chủ yếu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa là gì?

- Nội dung quan trọng nhất của lần đổi mới giáo dục này không phải là đổi mới chương trình, sách giáo khoa mà đó chỉ là một trong số rất nhiều nội dung cần đổi mới. Điểm quan trọng nhất của đổi mới là phải chuyển nền giáo dục từ nặng về truyền đạt kiến thức một chiều sang phát triển kỹ năng. Thầy cô giáo lên lớp giảng lại chương trình trong sách giáo khoa cho học sinh nhớ, nắm kỹ, đồng thời giúp các cháu hình thành kỹ năng và phẩm chất, như kỹ năng lắng nghe thầy cô, xã hội, lắng nghe cả những ý kiến khác nhau...

Người thầy phải dần trở thành người cố vấn, hướng dẫn các cháu tự học, học theo nhóm, từ đó phát triển các kỹ năng trình bày, biết lắng nghe, tiếp thu, làm việc theo nhóm, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân.

Bộ đang đổi mới cách thi để từ đó đổi mới cách dạy. Cụ thể, Bộ đã thay đổi đề thi tốt nghiệp và ĐH, không bắt học sinh học thuộc lòng, máy móc, vì thế những năm gần đây các trung tập luyện thi vắng hơn. Đó là những thay đổi lớn. Thực tế là chúng ta đã đổi mới.

Vì vậy, các trường phải nhanh chóng hoà nhập vào những thay đổi đó. Bộ đã lập diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy và học, để giúp giáo viên tiếp cận và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Phát lệnh nổ súng thì dễ lắm, ai cũng làm được, điều quan trọng là thực hiện, vì vậy toàn ngành giáo dục phải cùng cố gắng.

DSC7710-JPG-7414-1431442893.jpg
Bộ trưởng trao đổi về đổi mới thi THPT quốc gia. Ảnh: HT

- Những năm trước học viên giáo dục thường xuyên thi cùng với học sinh phổ thông nhưng đề thi và phòng thi riêng. Năm 2015 không còn phân biệt, đề thi là chung khiến học viên lo lắng, Bộ trưởng có lời khuyên gì cho các bạn này?

- Các cháu hoàn toàn bình đẳng và tự tin như các bạn THPT. Bộ cũng chủ trương là tích cực phân luồng và tạo điều kiện cho các cháu học nghề.

Mặc dù điều kiện học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thuận lợi nên có thể các cháu khó khăn hơn các bạn phổ thông. Tuy nhiên, tôi đã chỉ đạo ban đề thi phải tính toán làm sao đề thi phù hợp với tất cả đối tượng thí sinh. Vì vậy, các cháu học giáo dục thường xuyên yên tâm, chú trọng ôn tập, cố gắng với khả năng mình có để hoàn thành bài thi tốt nhất.

- Đề thi mẫu Bộ ban hành thời gian trước khá khó, có những câu không có giáo viên hướng dẫn thì chúng cháu làm được. Chúng cháu hy vọng có bộ đề phù hợp với học sinh từng vùng miền?

- Đề thi năm nay có 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp vừa làm căn cứ cho các trường tuyển sinh. Những năm trước có 4 kỳ thi, xét tốt nghiệp, 2 kỳ thi đại học đề rất khó và 1 kỳ thi cao đẳng. Năm nay chỉ thi 1 lần nên sẽ có những câu rất khó. Nếu những cháu chỉ thi tốt nghiệp, về đi học nghề thì cũng cứ yên tâm vì đề ra vẫn đảm bảo đỗ cho các cháu có học lực trung bình. Mọi năm cần nhiều thời gian thì năm nay chỉ cần 1,5 giờ là hết những bài trung bình.

Đề sẽ không đánh đố, không bắt học thuộc lòng, như Sử sẽ không bắt nêu bắt được bao nhiêu địch, tịch thu được bao nhiêu súng... mà tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy sáng tạo.

DSC7519-JPG.jpg
Bộ trưởng Luận thăm hỏi và nhờ Bộ đội biên phòng Lũng Cú vận động học sinh đến trường. Ảnh: HT.

- Để học sinh thi tốt, nhà trường đã tổ chức ôn tập nhưng đây là kỳ thi thực hiện đổi mới của Bộ nên quá trình phân công ôn tập vẫn lúng túng khi ôn tập. Mong Bộ trưởng cho lời khuyên?

- Kỳ thi được tính toán để khối lượng công việc, khó khăn của học sinh, phụ huynh giảm đi, các nhà trường thì vất vả thêm một chút. Nguyên tắc là thầy cô cán bộ quản lý, địa phương vất vả hơn để giảm khó khăn tốn kém cho học sinh. Nếu năm trước các cháu thi đại học phải thi tối thiểu 2 lần: 1 lần ở quê, 1 lần ở thành phố, để thi thì có bố mẹ đưa đi, thì bây giờ chỉ thi 1 lần, xa hơn 1 chút so với thi tốt nghiệp nhưng gần hơn thi đại học.

Trước đây làm nhiều bài thi, nay làm 1 bài trong 3 giờ. Khả năng lựa chọn của thí sinh cũng rộng hơn vì trước đây đăng ký trường trước khi thi, nay thi xong biết điểm của mình, các bạn rồi mới đăng ký xét tuyển. Thí sinh được lợi thì phụ huynh cũng bớt khó khăn.

Bài thi, mô hình đề thi gồm có 2 phần như trong đề minh hoạ, cách ra đề như Đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học của năm ngoái, có đề sẽ nhích hơn một chút. Đề sẽ không còn học thuộc mà tăng cường khả năng sáng tạo, ghi nhớ. Như vậy không có gì khó trừ cách làm mới, nên không cần phải lo lắng.

- Làm thế nào để tự tin khi năm nay là năm đầu tiên tổ chức thi THPT quốc gia thưa Bộ trưởng?

- Kh ở quê ra thị xã Hà Đông thi học sinh giỏi THPT, tôi ra buổi chiều, các bác gửi ở trong nhà dân, tối giám đốc Sở mời ra để khen thưởng một chiếc bút máy. Nhận thưởng xong tôi không biết đường về vì không biết mình ở nhà bác nào, tên là gì. Đi vòng mãi cũng không tìm ra, mấy chú công an thấy thế cho lên xe đạp, đi hỏi một vòng mới tìm về được nhà trọ.

Tôi kể câu chuyện trên để thấy rằng ai cũng có những bỡ ngỡ, điều quan trọng là phải tự tin thì nhất định dành kết quả tốt.

Trong ngày 12/5, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đến thăm và tặng quà cho thầy và trò trường mầm non, tiểu học, THCS Lũng Cú. Cảm ơn các thầy cô đã vượt khó khăn, bám trường, bám bản, đem con chữ đến với học sinh Lũng Cú, Đồng Văn, Bộ trưởng hy vọng học sinh nơi đây sẽ cố gắng học tập để xây dựng quê hương, và góp phần giữ vững chủ quyền đất nước.

Tặng thư viện sách cho trưởng tiểu học và trung học trường, Bộ trưởng cho biết sau này có sách gì mới, hay đều sẽ chuyển giúp cho nhà trường, giúp thầy và trò có thể có sân chơi, có thêm những kênh tham khảo và bổ sung kiến thức.

Thăm và tặng quà cho bộ đội biên phòng Lũng Cú, Bộ trưởng bày tỏ sự cảm kích và biết ơn đối với các anh, nhờ bộ đội biên phòng động viên học sinh đến lớp, chống bỏ học, duy trì sĩ số.

Bộ trưởng cũng tặng thư viện sách, máy tính và 20 suất học bổng cho học trò nghèo vượt khó học giỏi của Hà Giang.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động