Mở rộng chi trả bảo hiểm y tế cho các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật | |
Cần nhiều hơn những công trình công cộng dành cho người khuyết tật | |
Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật |
Nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách về việc mở rộng chi trả của bảo hiểm y tế (BHYT) đối với dụng cụ trợ giúp thiết yếu cho người khuyết tật (NKT), ngày 23/8, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo “Chính sách bảo hiểm y tế đối với NKT - Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung”.
|
Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y Tế) cho biết: NKT là một trong những yếu tố cấu thành của xã hội. Trong những năm qua, ngành Y tế Việt Nam cùng với ngành Lao động- Thương binh và Xã hội cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế đã dành nhiều sự quan tâm cho NKT.
Trong hệ thống khám chữa bệnh Việt Nam, 100% các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các khoa, tổ phục hồi chức năng ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ngày càng được củng cố. Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương.
Hiện nay, dân số nước ta là 96,2 triêu người trong đó có gần 6,2 triệu NKT. Có khoảng 82 % NKT sống ở nông thôn; 56 % NKT là nữ và trên 60 % NKT trong độ tuổi lao động.
Trên thực tế, NKT đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe. Số hộ gia đình có NKT chiếm 55% trong 2 nhóm thu nhập thấp nhất của cả nước. Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016, hộ gia đình có NKT sẽ có nguy cơ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có NKT.
Từ đây, đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng, nếu NKT được hỗ trợ dụng cụ trợ giúp, sẽ tự tin để hòa nhập với cộng đồng xã hội một cách đầy đủ và bình đẳng. NKT có cơ hội được học nghề, tạo việc làm hoặc xin được việc làm để tạo ra các sản phẩm phục vụ xã hội, từ đó cải thiện cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, hiện nay dụng cụ trợ giúp mà NKT rất cần như chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính… hiện chưa được BHYT chi trả. Trong khi đó, phần lớn NKT đều thuộc diện hoàn cảnh khó khăn, nên dụng cụ trợ giúp đối với NKT vẫn là một “ước mơ xa vời”
Vì vậy, việc chi trả từ nguồn BHYT cho các dụng cụ trợ giúp đối với họ là một vấn đề cần được quan tâm xem xét.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31