Miếng dán chống say xe gây loạn thần ở trẻ em
Cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng miếng dán chống say xe |
Ngày 9.8, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM - cho biết, khoa mới tiếp nhận điều trị cho một bé gái 9 tuổi (ở huyện Hóc Môn, TPHCM) vì bé tự dưng la hét, bò lồm cồm và rất kích động.
Mẹ bé cho biết, bé có kết quả học tập loại giỏi nên chị thưởng cho con một chuyến đi chơi ở trung tâm TP. Sợ con say xe nên chị mua miếng dán chống say xe cho bé dùng. Sau khi dán một lúc thì bé có triệu chứng lạ như trên.
Người dùng nên đọc kỹ các thông tin và hướng dẫn sử dụng trên miếng dán chống say tàu xe (ảnh K.Q) |
Qua thăm khám và khai thác thông tin từ gia đình, BS Khanh cho biết, bé bị loạn thần do dị ứng với chất scopolamine có trong miếng dán chống say tàu xe. Bệnh nhi được giữ lại theo dõi 2 ngày và được xuất viện khi các triệu chứng loạn thần đã hết.
BS Trương Hữu Khanh cũng cho biết thêm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiếp nhận khá nhiều ca tương tự như bé 9 tuổi trên, đặc biệt là vào mùa hè, khi các bé được gia đình cho đi chơi xa. Phụ huynh đưa con tới khám chủ yếu tưởng con bị viêm não. Tuy nhiên, sau khi hỏi phụ huynh có dán cho con miếng dán chống say xe không thì phụ huynh đều cho biết có dùng.
Với những trường hợp này, bác sĩ thường giữ bệnh nhi lại để theo dõi. Thông thường, triệu chứng loạn thần chỉ kéo dài trong khoảng 72 giờ. Sau đó trẻ sẽ tự hết. Tùy vào cơ địa của từng trẻ, triệu chứng có thể là ngủ li bì hoặc bị ảo giác như nhìn thấy quái vật, nhìn thấy không gian xung quanh biến đổi bất thường. Trẻ có thể la hét, kích động dữ dội. Biểu hiện của trẻ khá giống với viêm não.
Theo BS Trương Hữu Khanh, miếng dán chống say tàu xe có hoạt chất scopolamine được các tổ chức dược thế giới chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Đặc biệt, theo khuyến cáo, có đến hơn 10% người sử dụng là người lớn có biểu hiện như hoa mắt, đau mắt, nôn nao... sau khi dùng miếng dán say tàu xe.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng miếng dán này mà có thể áp dụng một số cách chống say xe bằng dân gian khá hiệu quả. Trước khi đi xe, không nên để trẻ ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Cha mẹ không nên nói chuyện say xe với trẻ trước khi lên xe.
Khi ngồi trên xe, nên ưu tiên để trẻ ngồi các hàng ghế trước, tránh gió lùa, nên khuyến khích trẻ nhìn ra xung quanh chứ không tên tập trung vào 1 điểm. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho trẻ ngậm hoặc xoa gừng. Đây là một cách phòng chống say xe dân gian khá an toàn và hiệu quả.
Theo Khương Quỳnh/ laodong.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38